6 ca dương tính, 9 người F1 liên quan chùm Omicron cộng đồng tại TP HCM

0:00 / 0:00
0:00
Tối 19/1, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu (Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM) cho biết quá trình truy vết xác định 5 ca dương tính liên quan người bệnh nhập cảnh, trong đó 3 F0 nhiễm Omicron đã công bố.

Theo ông Châu, những trường hợp còn lại chờ kết quả giải trình tự gene. Tất cả đều được chuyển cách ly tại Bệnh viện dã chiến 12, hiện tình trạng ổn định.

Ngoài ra, thành phố đã xác định 9 trường hợp F1, đang chờ kết quả PCR và giải trình tự gene virus. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh TP HCM (HCDC) tiếp tục mở rộng, điều tra các trường hợp đi chung chuyến bay, các trường hợp tiếp xúc gần.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đề nghị tất cả hành khách đi trên hai chuyến bay này (VN5409 từ Hàn Quốc đến Cam Ranh ngày 7/1 và VN 1345 từ Cam Ranh đến TP HCM ngày 10/1) khai báo tại trạm y tế địa phương để được tư vấn và xét nghiệm. Đây là hai chuyến bay có mặt người phụ nữ nhập cảnh - liên quan 3 ca nhiễm Omicron cộng đồng vừa được phát hiện tại TP HCM. Người này hiện chưa có kết quả giải trình tự gene virus nên chưa khẳng định nhiễm Omicron, tuy nhiên 3 người tại TP HCM đi ăn chung với người này đã được xác định nhiễm chủng mới.

Trên thế giới, các nước có phản ứng khác nhau khi phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên trong cộng đồng. Hôm 9/1, Trung Quốc báo cáo trường hợp nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng là hai người ở Thiên Tân. Giới chức ngay lập tức truy vết nguồn lây, xét nghiệm hàng loạt nhằm ngăn nguy cơ Omicron tiếp tục lan rộng. Ủy ban Giao thông vận tải Thiên Tân cũng ban lệnh cấm xe buýt liên tỉnh.

Động thái này tương tự ở Indonesia, khi nước này phát hiện F0 nhiễm Omicron đầu tiên trong cộng đồng, hôm 28/12/2021. Nước này truy vết nguồn lây từ một người đàn ông 37 tuổi đến từ thành phố Medan và tới một nhà hàng ở khu thương mại trung tâm Jakarta. "Với ca nhiễm cộng đồng này, chúng tôi sẽ tăng cường các biện pháp hạn chế di chuyển, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới", Bộ trưởng Y tế Indonesia cho hay.

Nhật Bản cũng truy vết và theo dõi 7 người được cho là tiếp xúc với ca nhiễm Omicron đầu tiên trong cộng đồng, hôm 23/12. Thủ tướng Kishida Fumio cam kết chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp toàn diện nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên ở một số nước như Mỹ, Anh đều không truy vết nguồn lây các ca nhiễm Omicron cộng đồng, thay vào đó, giới chức khuyến cáo người dân tiêm liều vaccine tăng cường, đeo khẩu trang nơi công cộng và chủ động xét nghiệm tại nhà trước khi tham gia sự kiện đông người.

Tối 19/1, Bộ Y tế công bố TP HCM thêm 38 ca Omicron, nâng tổng số ca nhiễm chủng mới tại thành phố lên 68 và tại Việt Nam lên 108. Tuy nhiên, hiện TP HCM chưa công bố dịch tễ 35 ca còn lại trong ngày, nên chưa rõ các ca này nhập cảnh hay lây cộng đồng.

Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, tháng 5/2021. Ảnh: Hữu Khoa

Ngày 18/1, kết quả giải trình tự gene virus tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ghi nhận 3 ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên tại thành phố. Đây là ba người cùng đi ăn với người phụ nữ 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam, từ Mỹ nhập cảnh ngày 7/1 tại sân bay Cam Ranh và được cách ly tại khách sạn ở Nha Trang, xét nghiệm PCR hôm 9/1 kết quả âm tính.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu thần tốc truy vết , khoanh vùng dịch tễ. Các chuyên gia cũng cảnh báo Omicron lây nhiễm cấp lũy thừa nên cần sớm cắt đứt nguồn lây để chặn nguy cơ bùng phát cộng đồng.

Omicron được thế giới ghi nhận vào cuối tháng 11 năm ngoái tại Nam Phi, nhanh chóng lan rộng trên thế giới và chiếm ưu thế hiện nay tại những điểm nóng là Mỹ và châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa Omicron vào diện biến chủng đáng lo ngại và có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn các biến chủng trước. Đến nay nhiều bằng chứng cho thấy Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn chủng Delta từng là chủng trội suốt năm qua. Tuy nhiên do tốc độ lây nhiễm nhanh, các chuyên gia lo ngại khi số bệnh nhân tăng cao sẽ kéo theo số ca nặng và tử vong tăng, gây áp lực cho hệ thống y tế.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Đọc thêm

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...

Khuyến cáo đề phòng biến chứng nguy hiểm do bệnh tuyến giáp

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bác sỹ khuyến cáo, người dân khi có biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, gầy sút cân thì cần đi tầm soát bệnh lý tuyến giáp sớm tránh dẫn đến tình trạng suy kiệt, biến chứng đến mắt, tim mạch… Đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân basedow mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt cao.

Mang lại nụ cười cho trẻ khuyết tật

Các y bác sĩ của bệnh viện Trung ương Huế và đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast phẫu thuật cho trẻ em mắc dị tật khe hở môi
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho các trẻ em mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước.

Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Từ đầu năm 2024 đến nay, một số bệnh như: tay chân miệng, sởi, ho gà… gia tăng số ca mắc. Đặc biệt, cũng trong thời gian này, nước ta ghi nhận ca bệnh mắc cúm A (H9N2) đầu tiên.

Sức khỏe ca nhiễm cúm A/H9 và 15 người tiếp xúc gần

Ngành Y tế Tiền Giang trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây sang người.

(PLVN) - Ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Tiền Giang vẫn đang được điều trị, 15 người tiếp xúc gần hiện sức khỏe bình thường. Ngành y tế tỉnh Tiền Giang quyết định công bố kết thúc ổ dịch cúm A/H9N2 trên người tại xã Tân Lý Đông huyện Châu Thành.

Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ về Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) -  Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng. Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Cảnh giác trước nguy cơ bệnh lao trở lại

Ảnh minh họa. (Ảnh: internet).
(PLVN) - Bệnh lao, một trong những loại bệnh “truyền thống”, từng là nỗi sợ hãi, từng bị đẩy lùi. Nhưng mối lo là bệnh lao đã có dấu hiệu trở lại. Hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.