56 văn bản vẫn không rõ trách nhiệm về ATTP

 Theo dõi thi hành pháp luật (THPL) về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một trong những lĩnh vực thí điểm để hiện thực hóa Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trách nhiệm thi hành các quy định pháp luật về ATTP đã được pháp luật quy định nhưng cũng không đủ cơ chế bảo đảm cho các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định này.

Theo dõi thi hành pháp luật (THPL) về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một trong những lĩnh vực thí điểm để hiện thực hóa Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trách nhiệm thi hành các quy định pháp luật về ATTP đã được pháp luật quy định nhưng cũng không đủ cơ chế bảo đảm cho các cơ quan nhà nước thực hiện các quy định này.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Không biết quy trách nhiệm chính cho cơ quan nào

Thực trạng VSATTP đang ở mức tương đối nghiêm trọng mặc dù các cơ quan nhà nước đã sử dụng rất nhiều biện pháp, kể cả cưỡng chế lẫn tự nguyện, để giảm thiểu thiệt hại do không bảo đảm ATTP. Liên tiếp các vụ việc mất ATTP từ Bắc đến  Nam được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chẳng hạn, tại Hà Nội, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện sản phẩm mực đông lạnh trương thối, mốc xanh mốc đỏ được tẩy bằng hóa chất để biến thành… mực tươi ở chợ đầu mối Long Biên; hay gần đây nhất là dùng hóa chất nhuộm xanh cho cốm làng Vòng.

Tại miền Trung, cơ quan chức năng khám phá ra hàng loạt mẫu ớt bột nhiễm chất độc hại gây ung thư; ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, hai kho chứa hàng chục tấn mỡ thối với quy trình chế biến khép kín cũng mới bị phát hiện. Phòng PC36 Công an TP.HCM “đột nhập” hai cơ sở chuyên sản xuất mỡ bột, tóp mỡ, tịch thu 70 tấn mỡ từ lòng phèo, da, mỡ động vật còn dính phân…

Pháp luật hiện hành quy định ở cấp trung ương, lĩnh vực ATTP chịu sự điều chỉnh của các cơ quan khác nhau như Bộ Y tế (đối với thực phẩm lưu thông trên thị trường và thực phẩm nhập khẩu), Bộ NN&PTNT (đối với nông sản), Bộ Khoa học và công nghệ (quy trình công nghệ và tiêu chuẩn sản phẩm), Bộ Công thương (nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thực phẩm).

Thống kê cho thấy, có tới 56 văn bản có nội dung phân công trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước, chiếm 18,73% tổng số văn bản quy phạm pháp luật về ATTP. Để thực hiện trách nhiệm của mình, các Bộ, ngành đã ban hành 211 văn bản (47 Thông tư, 174 Quyết định). Đấy là chưa tính các văn bản do địa phương ban hành, khoảng 930 văn bản.

Tuy nhiên, con số “khủng” trên lại không đồng nghĩa với hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Khi phát sinh một vụ việc cụ thể về ATTP, điều đáng buồn là vẫn không xác định được trách nhiệm thuộc về cơ quan nào!

Khó xử lý hình sự vụ việc vi phạm ATTP

Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP mới nhất, các vi phạm chủ yếu là chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP chiếm khoảng 90%; vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ không đảm bảo, tỷ lệ cơ sở không đạt tiêu chuẩn chiếm 30%; vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm khoảng 30%; vi phạm về không tổ chức học tập kiến thức VSATTP cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ 30 – 35%; ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định từ 10 – 30%...

Qua thanh tra, kiểm tra, các cơ quan chức năng đã phát hiện 76.049 cơ sở vi phạm về chất lượng VSATTP, trong đó phạt cảnh cáo 22.953 cơ sở, phạt tiền 6.052 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 8,9 tỷ đồng.

Qua hoạt động khảo sát tại 4 địa phương về tình hình THPL trong lĩnh vực ATTP do một nhóm chuyên gia độc lập tiến hành, công tác tổng hợp, báo cáo tình hình THPL của các cơ quan quản lý phần lớn phục vụ cho công tác báo cáo định kỳ đối với các cơ quan nhà nước cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền. Song nghịch lý ở chỗ quy định pháp luật về việc kiểm tra của cơ quan cấp trên/ cơ quan có thẩm quyền hầu như rất ít khi được triển khai thực hiện và phát huy tác dụng của nó.

Riêng về xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật VSATTP thì còn ít. Trong 5 năm gần đây, toàn ngành Tòa án mới thụ lý 160 vụ, chỉ chiếm 0,05 tổng số vụ án hình sự đã thụ lý. Nguyên nhân hàng đầu là căn cứ xác định mức thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng để khởi tố các vụ vi phạm pháp luật hình sự còn chưa được quy định cụ thể nên một số vụ vi phạm không đủ căn cứ để chuyển sang xử lý hình sự.

LS. Trần Việt Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Trí Việt) nhận định, chế tài về ATTP là nghiêm và đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước. Quy định pháp luật trong lĩnh vực VSATTP cũng không ít. Bộ luật Hình sự đã quy định tội “đưa vào thị trường thực phẩm không đảm bảo” gây hậu quả làm chết người, gây thương tích. Có điều, chứng minh được tội phạm này rất khó. “Việc xử lý bế tắc ở khâu chứng minh quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi. Chế tài xử lý thì rõ ràng có nhưng không thể áp dụng vì cơ chế chưa đồng bộ” – LS. Hùng phân tích.

Thục Quyên

Đọc thêm

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo