55 người nhiễm sán lá gan nhỏ do thói quen ăn gỏi tôm, cá sống

Cán bộ khoa Ký sinh trùng – côn trùng thực hiện xét nghiệm phát hiện giun sán.
Cán bộ khoa Ký sinh trùng – côn trùng thực hiện xét nghiệm phát hiện giun sán.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh vừa qua phát hiện 87 trường hợp nhiễm giun sán, trong đó, có 55 người nhiễm sán lá gan nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân có thói quen ăn hải sản sống.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hường, Trưởng khoa Ký sinh trùng – côn trùng (CDC Quảng Ninh), kết quả điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp do CDC Quảng Ninh thực hiện đối với 400 người dân trong độ tuổi từ 2 – 65 tuổi tại xã Liên Vị và Sông Khoai đã phát hiện 55 người (trên tổng số 200 người dân xã Liên Vị được điều tra) bị nhiễm sán lá gan nhỏ, nhóm tuổi mắc cao nhất là 30 – 65 tuổi, trong khi xã Sông Khoai không có trường hợp nào nhiễm sán. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân xã Liên Vị có thói quen ăn hải sản sống (gỏi cá, tôm,…).

Bệnh sán lá gan nhỏ gây nên bởi loài sán Clonorchis sinensis hoặc Opisthorchis viverrini là bệnh ký sinh trùng do sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật trong gan. Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn các thức ăn từ cá chưa được nấu chín có ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động như gỏi cá, lẩu cá, cá muối, cá ngâm giấm, cá khô, cá hun khói.

Bệnh sán lá gan nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, gây nên những tổn thương đường mật, túi mật, các cơ quan khác với các bệnh lý tùy theo mức độ nhiễm, thời gian nhiễm như: Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, kích thích và viêm đường mật, áp xe đường mật; Xơ hóa lan tỏa ở khoảng cửa, tổ chức gan tăng sinh, thoái hóa mỡ gan, áp xe gan, có thể có cổ trướng; Sỏi mật, đặc biệt có thể gây ung thư đường mật cholangiocarcinoma.

Ngoài 55 trường hợp nhiễm sán lá gan nhỏ tại xã Liên Vị, CDC Quảng Ninh cho biết, theo kết quả xét nghiệm tìm các loại trứng giun sán bằng phương pháp KatoKatz thực hiện trên 400 đối tượng tại 2 xã trên, tỷ lệ nhiễm giun chung chiếm 8% (32 người), chủ yếu là giun tóc, giun đũa.

Các bệnh do giun sán gây ra không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Có thể nhận ra bệnh bởi một số dấu hiệu như: đau bụng, người mệt mỏi chán ăn,… Những trường hợp bệnh nặng có thể gây ra một số tác hại như: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức. Nhiều trường hợp trẻ bị tắc ruột và suy dinh dưỡng do giun gây nên. Các triệu chứng khác như ho là do sự di chuyển của giun đến các cơ quan trong cơ thể.

CDC Quảng Ninh đã đề nghị Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên chỉ đạo Trạm y tế xã Liên Vị và Trạm y tế xã Sông Khoai điều trị cho những trường hợp nhiễm giun được phát hiện. Đối với các trường hợp nhiễm Sán lá gan nhỏ, CDC Quảng Ninh sẽ trực tiếp tổ chức điều trị miễn phí bằng thuốc đặc hiệu và điều trị triệu chứng theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá gan nhỏ ban của Bộ y tế.

Qua đây, đơn vị cũng khuyến cáo người dân đảm bảo vệ sinh phòng bệnh bằng cách ăn chín, uống chín, đặc biệt không ăn cá chưa nấu chín, rau sống mọc dưới nước, gan sống; không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước. Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời bệnh giun sán giúp việc điều trị đúng hướng và có hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.