Gia tăng trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp

Bệnh nhi điều trị trong bệnh viện vì nhiễm hô hấp virus RSV. Ảnh: HƯƠNG SƠN
Bệnh nhi điều trị trong bệnh viện vì nhiễm hô hấp virus RSV. Ảnh: HƯƠNG SƠN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, virus RSV có thể gây ra viêm tiểu phế quản nặng và có thể dẫn tới tử vong. Ở trẻ lớn hơn và người lớn không mắc bệnh lý nền hay các yếu tố nguy cơ, RSV thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên lặp đi lặp lại. Tỉ lệ nhập viện do bệnh diễn biến nặng gặp cao nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi.

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An gần đây tiếp nhận nhiều trẻ đến khám và điều trị vì triệu chứng đường hô hấp (ho, hắt hơi, sổ mũi, khó thở,…) do virus hợp bào hô hấp. Virus hợp bào hô hấp (RSV) thuộc giống Orthopneumovirus, họ Pneumoviridae và bộ Mononegavirales, là căn nguyên hàng đầu gây bệnh ở trẻ nhỏ và cũng là căn nguyên phổ biến toàn cầu gây ra các nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở mọi nhóm tuổi.

Loại virus này gây bệnh và bùng phát mạnh vào mùa đông xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang hè.

Con đường lây truyền

Cũng giống như nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, RSV có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua: Giọt bắn có chứa virus RSV được thải ra từ người bệnh qua ho, hắt hơi lên mắt, mũi, miệng, tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt bị nhiễm bẩn có chứa virus hoặc quần áo, vật dụng của người bị bệnh, bàn tay người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm RSV thông qua thơm hôn hoặc mớm thức ăn...

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các triệu chứng nhiễm RSV có thể giống cảm lạnh trong 1 - 3 ngày đầu, tuy nhiên bệnh có thể tiến triển nặng hơn sau vài ngày. Biểu hiện lâm sàng hay gặp sau nhiễm RSV là chảy nước mũi trong, hắt hơi, ho, sốt nhẹ, thở khò khè,... Các triệu chứng trên xuất hiện theo từng giai đoạn bệnh chứ không đến cùng một lúc và có xu hướng nặng dần. Biểu hiện lâm sàng nhiễm RSV rầm rộ vào khoảng ngày thứ 5 của bệnh và thường cải thiện sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, cơn ho có thể kéo dài khoảng 4 tuần do sự phục hồi chậm của các tế bào có lông mao.

Trẻ sinh non nhiễm RSV có thể bú kém, ngưng thở, khó chịu hoặc hôn mê. Tỉ lệ ngưng thở có thể lên đến 20% ở những trẻ sơ sinh nhập viện, chủ yếu là trẻ sơ sinh thiếu tháng và non tháng.

Trẻ nhỏ thường có biểu hiện chảy nước mũi liên tục, ho, hắt hơi, sốt, khó thở, thở khò khè, viêm họng hoặc suy hô hấp. Ho và thở khò khè xảy ra ở 50% trẻ em bị nhiễm bệnh.

Trẻ lớn hơn và người lớn có các triệu chứng cảm lạnh điển hình như nghẹt mũi, ho và sốt. Thở khò khè và chảy nước mũi liên tục thường gặp ở người lớn nhiễm RSV.

Trẻ nhiễm RSV có nguy cơ bệnh tiến triển nặng

Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi), trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh, trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch. Các biến chứng của virus hợp bào hô hấp bao gồm: viêm phổi, viêm tai giữa, bệnh hen suyễn. Một số biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm khác về đường hô hấp như xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi…

Tại Việt Nam, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với nhiễm trùng do RSV, hiện nay vẫn áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ và điều trị các biến chứng (nếu có).

Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ: Hạ sốt bằng các thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen khi trẻ sốt trên 38.5 độ C; Bổ sung đủ nước cho trẻ qua ăn, uống và truyền dịch (trong trường hợp trẻ không ăn uống được), ngăn ngừa tình trạng mất nước và tránh sự quánh đặc của đờm, giảm sự bít tắc đường thở; Hút mũi, nhỏ mũi bằng các thuốc làm giảm xung huyết niêm mạc và giảm tiết dịch mũi; Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ theo lứa tuổi; Thở oxy nếu trẻ có suy hô hấp, trường hợp nặng hơn cần thở oxy dòng chảy cao qua ống thông mũi, CPAP, hoặc đặt nội khí quản và thở máy; điều trị kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm các căn nguyên vi khuẩn.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu. Những đối tượng có nguy cơ cao diễn biến bệnh nặng khi nhiễm RSV có thể tiêm dự phòng kháng thể đơn dòng mỗi tháng một lần vào mùa dịch giúp tăng cường miễn dịch chống lại virus RSV tốt hơn. Đồng thời cần tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine được khuyến cáo theo độ tuổi đặc biệt với trẻ nhỏ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt để cơ thể mạnh khỏe một cách tự nhiên, phòng ngừa bệnh tật. Áp dụng nguyên tắc 5K trong phòng lây các căn nguyên lây truyền theo đường hô hấp, trong đó có RSV.

Một vài lưu ý hạn chế lây nhiễm RSV

Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh. Cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm.

Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống với những người có các triệu chứng giống như cảm lạnh; che miệng và mũi khi ho và hắt hơi; làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa và thiết bị di động... Khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho công cộng.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.