5 dòng kẻ rộn ràng với 'Xuân và Tuổi trẻ'

5 dòng kẻ
5 dòng kẻ
(PLO) -Đêm nhạc “Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và Tuổi trẻ” sẽ mang đến những bài ca hy vọng, những niềm vui, những bữa tiệc âm nhạc ấm cúng mừng năm mới, mừng cho một tương lai mới, nhưng không quên kể cho nhau nghe những kí ức đẹp đã phủ bụi thời gian, để trân trọng và tự hào với những giai điệu trong lịch sử. 

“Giai điệu tự hào tháng 12” với chủ đề “Xuân và Tuổi trẻ” sẽ tái hiện những ca khúc thuộc dòng Tân nhạc thập niên 40-50, mang màu sắc, âm hưởng của nhạc trữ tình và nhạc xanh.

Những bản tình ca được pha giữa cách phối cũ với tiết điệu chậm, điểm xuyết những nốt dân ca như một đặc trưng mang thương hiệu nhạc sĩ Thanh Phương xen lẫn một chút âm hưởng nhạc Jazz, thính phòng làm toát lên vẻ nhẹ nhàng, lãng mạn của từng ca khúc. 

Ca khúc “Xuân và Tuổi trẻ” rộn ràng với điệu Rumba qua giọng hát nhẹ nhàng, kỹ thuật của nhóm 5 Dòng Kẻ”. Lời ca trẻ trung và sâu sắc kết hợp với giai điệu đầy sức sống tạo nên một âm hưởng rộn ràng đầy chất xuân.

Trở lại với bối cảnh những năm 1940, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” được nhạc sĩ La Hối sáng tác khi ông 20 tuổi, đây cũng là bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ. Cố vấn âm nhạc Nguyễn Thụy Kha cho biết, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” được nhạc sĩ sáng tác vào thời điểm hệ trọng, báo trước hy vọng về ngày Độc lập.

Bảo Trâm idol
Bảo Trâm idol

Tên gốc của ca khúc là “Le printemps et la jeunesse” được nhạc sĩ sáng tác vào năm 1944, chỉ 1 năm trước khi người nhạc sĩ tài hoa qua đời. Ca khúc có tính khí nhạc rất cao được trình diễn thường xuyên trong Hội yêu nhạc Hội An.

Năm 1946, khi đoàn ca kịch Anh Vũ của nhà thơ Thế Lữ vào Hội An biểu diễn, vị “chủ soái” của phong trào Thơ mới vì quá ấn tượng với giai điệu của ca khúc này, nên đã xin gia đình La Hối đặt lời Việt cho bài hát và lấy tên là “Xuân và Tuổi trẻ”.

Lời ca trẻ trung và sâu sắc kết hợp với giai điệu đầy sức sống tạo nên một âm hưởng rộn ràng đầy chất xuân. Từ đó đến nay, ca khúc “Xuân và Tuổi trẻ” luôn là một trong những ca khúc xuân hay nhất, được trình diễn nhiều nhất trên khắp cả nước và trong cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Nếu như “Dư âm” được ca sĩ Hà Anh Tuấn xử lý khá mộc mạc và có phần để cảm xúc lấn át mang đến hình ảnh chàng trai lãng mạn thì “Em đến thăm anh một chiều mưa” lại được Hoàng Hải xử lý kỹ thuật với giọng hát cao vút nhưng người nghe vẫn thấy thoáng đâu đó một cảm xúc đượm buồn.

Lời ca của “Em đến thăm anh một chiều mưa” vừa thể hiện sự kín đáo dè dặt, lại vừa có chút táo bạo của những người “có tình”. MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng trong Hội đồng bình luận của “Giai điệu tự hào tháng 12” phải thốt lên: “Hoàng Hải hát ở tông Fa trưởng khiến buổi chiều chấp cánh và bay cao lên”. 

Hà Anh Tuấn
Hà Anh Tuấn

Chùm ca khúc còn lại mang màu sắc tươi vui hơn được phối theo phong cách nhạc xanh thời trước. Đầu tiên là liên khúc “Bóng chiều xưa - Chiều” do “Sao Mai” Anh Dũng và Nhật Thủy thể hiện. Hình ảnh đôi nam nữ song ca trong một liên khúc với điệu Tango sẽ được tái hiện lại đầy lãng mạn trên sân khấu của “Giai điệu tự hào tháng 12”. 

Một điệu nhảy thú vị nữa, “Mơ hoa” của nam ca sĩ Erik cũng sẽ là một điểm nhấn thú vị bởi Erik vốn là một nam ca sĩ rất trẻ với phong cách âm nhạc khá đặc biệt.  Ca khúc “Sơn nữ ca” có lẽ là bản phối kỳ công nhất, bởi giám đốc âm nhạc đưa vào đó một chút âm hưởng nhạc xưa, và những cách tân theo trào lưu mới trên nền nhạc Tango. 

Khép lại Giai điệu tự hào tháng 12 là ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Sau nhiều năm, đến năm 2016, tác phẩm “Ly rượu mừng” được phổ biến rộng rãi trở lại, trở thành một lời chúc năm mới với âm hưởng điệu nhảy valse rộn ràng.

Qua phần thể hiện của hai nữ ca sĩ Bảo Trâm và Ngọc Khuê và nhóm Dòng thời gian- gợi nhớ về hợp ca Thăng Long nổi tiếng ngày nào- ca khúc “Ly rượu mừng" như một lời chúc tới khán giả xuân mới thật ấm áp, an vui.

“Xuân và tuổi trẻ” phát sóng lúc 20h10 ngày 31/12/2016 trên kênh VTV1.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.