5 cuộc bầu cử được chú ý ở châu Phi năm 2017

Người dân Congo năm nay sẽ đi bầu tổng thống mới.
Người dân Congo năm nay sẽ đi bầu tổng thống mới.
(PLO) - 2016 là một năm hỗn loạn với chính trường châu Phi và năm 2017 tình hình được dự báo cũng sẽ không mấy sáng sủa. Tuy nhiên, bầu cử ở một số nước thuộc châu lục này có thể sẽ đưa đến những thay đổi tích cực cho người dân. Dưới đây là 5 cuộc bầu cử được trông đợi ở châu Phi trong năm 2017 do tờ Newsweek thống kê:

1. Tổng tuyển cử ở Kenya vào tháng 8/2017

Tất cả sự chú ý của châu Phi sẽ đổ dồn vào Kenya – nền kinh tế hàng đầu của khu vực Đông Phi, đặc biệt là trong bối cảnh nước này từ lâu có “tiền sử” gian lận bầu cử - khi nước này bầu các lãnh đạo mới vào tháng 8/2017. Các ứng viên chính tại cuộc bầu cử này bao gồm ông Uhuru Kenyatta và Raila Odinga. 

Dù còn vài tháng nữa mới chính thức diễn ra nhưng cho đến nay việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử cũng đã không mấy suôn sẻ khi một loạt các cuộc biểu tình do phe đối lập lãnh đạo nhằm phản đối ủy ban bầu cử quốc gia đã nổ ra, dẫn đến cái chết của một số người trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh. 

Trước sự phản đối của người dân, các thành viên của Ủy ban bầu cử độc lập hồi tháng 8/2016 đã đồng ý từ chức và Kenya tới đây sẽ chọn ra ủy ban bầu cử mới trước khi cuộc bỏ phiếu được tiến hành. Tuy nhiên, các diễn biến đã xảy ra cũng khiến nhiều người nhớ lại cuộc bầu cử năm 2007, khi các cuộc đụng độ bắt đầu từ trước bầu cử và tiếp tục bùng phát trong vài tháng sau bỏ phiếu đã khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng. 

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh tham nhũng và an ninh vẫn là những vấn đề nhức nhối ở Kenya. Một báo cáo do tổ chức PricewaterhouseCoopers công bố xếp Kenya ở vị trí thứ 3 trong các nước có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nhất trên thế giới. Về vấn đề an ninh, Kenya vẫn chưa được yên ổn khi các phần tử cực đoan thuộc tổ chức al-Shabab vẫn liên tục tấn công ở các thị trấn biên giới nước này.

Trong vấn đề đối ngoại, giới lãnh đạo mới của Kenya sẽ phải đưa ra quyết định về tuyên bố được chính quyền hiện nay đưa ra hồi cuối năm 2016 rằng nước này có thể sẽ rời khỏi Tòa án hình sự quốc tế (ICC). Ngoài ra, chính phủ mới cũng sẽ phải chịu trách nhiệm giám sát việc đóng cửa các trại tị nạn ở khu vực Dadaab – nơi có khoảng hơn 300.000 người tị nạn đã sinh sống trong hơn 20 năm qua.

2. Bầu cử vào tháng 10/2017 tại Liberia

Trong vài tháng tới đây, đương kim Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf – nữ nguyên thủ quốc gia do dân bầu đầu tiên tại châu Phi - sẽ buộc phải từ chức theo hiến pháp do đã đảm nhiệm chức vụ trong 2 nhiệm kỳ. Bà Sirleaf là một chính trị gia được yêu mến ở Liberia, là người từng được trao chung giải Nobel hòa bình vào năm 2011 do những đóng góp trong việc giúp vực lại Liberia sau cuộc nội chiến khốc liệt cũng như giám sát phản ứng của nước này trong đợt bùng phát dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.800 người, tàn phá nặng nề nền kinh tế của đất nước. 

Với việc bà Sirleaf không thể tái tranh cử, nhiều người đã bắt đầu phỏng đoán về nhân vật sẽ được chọn để thay thế bà. Một số nhân vật tiềm năng cho đến nay cũng đã nổi lên, trong số đó có George Weah – người được ca ngợi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất châu Phi. Ông này từng ra tranh cử tổng thống nhưng thất bại dưới tay bà Sirleaf hồi năm 2005. Một ứng viên khác là Jewel Howard Taylor - một thượng nghị sỹ và là vợ cũ của lãnh đạo Liberia từng bị tòa án do Liên Hợp quốc hậu thuẫn buộc tội ác chiến tranh tại Sierra Leone Charles Taylor.

3. Bầu cử tại Rwanda

22 năm sau thảm họa diệt chủng vào năm 1994, nền chính trị Rwanda được cho là gần như đồng nghĩa với Paul Kagame. Vị tổng thống 59 tuổi này chính là chỉ huy của Mặt trận yêu nước Rwanda – phong trào đã tham gia đàm phán ngừng bắn, mở đường cho việc kết thúc chuỗi thảm sát hơn 800.000 người ở nước này.

Kể từ sau đó, ông Kagame được các tổ chức quốc tế ca ngợi là người đã giúp chuyển đổi Rwanda từ một chiến trường trở thành một đất nước thịnh vượng và ổn định. Trong suốt 15 năm từ 2001 đến 2015, bất chấp những biến động của thế giới, Rwanda vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 8% và được cho là nơi có môi trường kinh doanh thuận lợi thứ 2 ở khu vực cận sa mạc Sahara, chỉ sau thiên đường thuế Mauritius. Nước này cũng có tỉ lệ nữ giới trong quốc hội cao nhất trong các nước, với 64% thành viên hạ viện là phụ nữ. 

Tháng 12/2015, với 98% người dân ủng hộ, Rwanda đã sửa đổi giới hạn về nhiệm kỳ của tổng thống trong hiến pháp, mở đường cho ông Kagame tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 3 và có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước đến năm 2034. Tuy nhiên, một số người cũng cho rằng tiến trình này đã khiến Rwanda thiếu đi các tiếng nói đối lập. Mỹ cũng đã chỉ trích quyết định của Rwanda, cho rằng việc các nhà lãnh đạo tại nhiệm quá lâu sẽ làm suy yếu các thể chế dân chủ.

Tại cuộc bầu cử tới đây, một số ứng viên đối lập cũng đã tuyên bố ra tranh cử. Tuy nhiên, họ được dự báo khó có thể giành chiến thắng trong bối cảnh sự ủng hộ của người dân đối với ông Kagame vẫn rất cao như hiện nay.

4. Tổng tuyển cử vào tháng 8 của Angola

Trong khi đó, cuộc bầu cử ở Angola được cho là sẽ không ẩn chứa yếu tố bất ngờ mà dường như khiến người ta chú ý hơn tới vị tổng thống sắp mãn nhiệm. Hôm 10/12/2016, đảng Phong trào giải phóng Angola (MPLA) tuyên bố rằng Tổng thống Jose Eduardo dos Santos sẽ nghỉ hưu sau 37 năm cầm quyền và Bộ trưởng Quốc phòng Joao Lourenco được chọn làm người thay thế ông Santos. Với gần 4 thập kỷ nắm quyền, ông Santos trở thành đương kim nguyên thủ quốc gia nắm quyền lâu thứ 2 tại châu Phi, chỉ sau Tổng thống Teodoro Obiang của Guinea. 

Hệ thống bầu cử của Angola đồng nghĩa với việc lãnh đạo đảng chiếm nhiều ghế nhất trong quốc hội sẽ tự động trở thành tổng thống. Với việc MPLA đang giữ 175 trong tổng số 220 ghế của Quốc hội, ông Lourenco gần như chắc chắn sẽ được xác nhận là tổng thống mới tại cuộc bầu cử năm 2017. Tuy nhiên, nhà phân tích Simon Allison ở Viện Nghiên cứu an ninh cho rằng ông Lourenco có thể sẽ nhận thấy mình bị đẩy vào tình cảnh buộc phải đi đôi giày quá lớn khi ông Santos đến nay trở thành một “tượng đài” với người dân Angola vì đã giúp nước này thoát khỏi cuộc nội chiến đẫm máu. 

5. Bầu cử tại Congo

Congo lẽ ra đã tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 11/2015, trước khi Tổng thống Joseph Kabila kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông theo hiến pháp. 

Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử đó đã không diễn ra. Bởi, ông Kabila nói rằng hơn 10 triệu cử tri ở nước này đã không đăng ký tham gia bỏ phiếu. Do đó, ủy ban bầu cử đã quyết định hoãn việc bỏ phiếu tới sớm nhất là năm 2018 tới. Việc hoãn bầu cử đã khiến phe đối lập ở Congo nổi giận và các cuộc biểu tình đường phố sau đó đã khiến hơn 50 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ diễn ra ở thủ đô Kinshasa hồi tháng 9 năm ngoái. 

Cho đến nay, ngày diễn ra bầu cử chính thức của Congo nhiều khả năng sẽ được quyết định bởi sự dàn xếp giữa ông Kabila và phe đối lập sau khi nhiệm kỳ của ông này kết thúc vào ngày 19/12/2016. Theo Tòa án Tối cao Congo, tổng thống sẽ vẫn tiếp tục tại nhiệm trong giai đoạn chuyển tiếp kéo dài cho đến khi một tổng thống mới được bầu ra. 

Tại một số nước khác, tình hình diễn tiến đan xen sau các cuộc bầu cử. Ở Ghana, tiến trình bầu cử diễn ra tương đối ôn hòa, báo hiệu một cuộc chuyển giao quyền lực tương đối êm thấm. Lãnh đạo phe đối lập Nana Akufo-Addo đã giành được chiến thắng trong lần nỗ lực tranh cử tổng thống thứ 3. Nhưng quan trọng hơn, Tổng thống John Mahama đã chấp nhận kết quả bỏ phiếu và chúc mừng lãnh đạo đối lập sau khi kết quả được xác nhận để bác bỏ khả năng bất ổn.

Tuy nhiên, tại Uganda, tình hình không được sáng sủa như vậy sau khi Tổng thống Yoweri Museveni đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 liên tiếp bất chấp những chỉ trích từ Liên minh Châu Âu và Mỹ. Còn tại Somalia, cuộc bầu cử tổng thống cho đến nay đã bị trì hoãn 3 lần sau những tranh chấp giữa các bộ lạc và tình trạng mất an ninh trong bối cảnh nhóm cực đoan al-Shabab tiếp tục tấn công ở khu vực Sừng châu Phi. 

Tại Gambia, tổng thống đã tại nhiệm 22 năm Yahya Jammeh năm 2016 tuyên bố chấp nhận thất bại trước nhà môi giới bất động sản Adama Barrow, biến đây trở thành một trong những câu chuyện đáng chú ý nhất ở châu Phi trong năm qua. Nhưng, chỉ 1 tuần sau đó, ông Jammeh lại bất ngờ lật ngược tuyên bố của mình, nói rằng kết quả bầu cử là vô giá trị. Điều đó đồng nghĩa với việc Gambia sẽ phải tiến hành lại bầu cử với người lãnh đạo mới sẽ được bầu ra chưa chắc đã là người khác so với lãnh đạo hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.