4 nhóm đối tượng có chỉ định cách ly và xét nghiệm khi vào TP Hồ Chí Minh

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người nghi nhiễm Covid-19 qua cabin tại Bệnh viện Quận 2 (TP HCM). Ảnh: Xuân Bình
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người nghi nhiễm Covid-19 qua cabin tại Bệnh viện Quận 2 (TP HCM). Ảnh: Xuân Bình
(PLVN) - Trước nguy cơ xâm nhập dịch COVID-19 khi người dân từ các tỉnh, thành quay về TP HCM sau kỳ nghỉ Tết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã công bố 4 nhóm đối tượng có chỉ định cách ly và xét nghiệm khi vào TP.

Cụ thể: 

- Nhóm là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 sẽ cách ly tập trung 14 ngày từ ngày tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân. Xét nghiệm ngay khi vào khu cách ly với 4 lần vào các ngày 1, 5, 10 và 14.

- Nhóm 2 là người từng đi, đến, về từ địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 phải cách ly 14 ngày từ ngày rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội. Xét nghiệm ngay khi vào khu cách ly 4 lần vào ngày 1, 5, 10 và 14.

- Nhóm 3 là những người từng đi, đến, về từ các ổ dịch đang hoạt động (nhưng không phải là tiếp xúc gần) hoặc từng đi qua các địa điểm Bộ Y tế thông báo (nhưng không trong vùng phải giãn cách xã hội) sẽ cách ly tại nhà 14 ngày từ ngày rời các địa điểm như thông báo. Xét nghiệm giám sát 1 lần, xét nghiệm nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ trong thời gian cách ly.

- Nhóm 4 là những người từng đi, đến, về từ các địa phương bị phong tỏa, các ổ dịch hoạt động, các địa điểm Bộ Y tế thông báo nhưng khai báo đã hơn 14 ngày thì tự theo dõi sức khỏe. Xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc khi có chỉ định địa danh cụ thể (như Cẩm Giàng, Hải Dương).

HCDC cho biết TP sẽ tổ chức xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên đối với người đến TP bằng các phương tiện giao thông công cộng. Tại sân bay Tân Sơn Nhất lấy mẫu ngẫu nhiên 10-20% số lượt hành khách đến sân bay từ các tỉnh thành có nguy cơ.

Tại ga Sài Gòn lấy 100 mẫu đơn/ngày đối với hành khách đến từ tỉnh thành có nguy cơ. Bến xe quận 12, bến xe Miền Đông cũ, bến xe Miền Đông mới 100 mẫu đơn/ngày/địa điểm.

HCDC công bố 11 địa phương trong nước có ca bệnh Covid-19 trong thời gian giám sát.
 HCDC công bố 11 địa phương trong nước có ca bệnh Covid-19 trong thời gian giám sát.

Để chủ động kiểm soát nguy cơ dịch xâm nhập vào TP, HCDC cũng đã công bố kế hoạch giám sát người từ vùng dịch Covid-19 trong nước đến TP, tổ chức khai báo y tế và giám sát đối với người đến từ vùng dịch trong nước.

Cụ thể, những trường hợp đặc biệt này cần được giám sát y tế như lấy mẫu xét nghiệm, cách ly tập trung thì phải khai báo trực tiếp với cơ quan chức năng theo hướng dẫn của đơn vị.

HCDC công bố 11 địa phương trong nước có ca bệnh Covid-19 trong thời gian giám sát. Đồng thời, đơn vị yêu cầu những người từ các vùng dịch này trong vòng 14 ngày đều phải thực hiện khai báo y tế trực tiếp cho cơ quan chức năng. 

Căn cứ vào diễn tiến tình hình dịch bệnh trong nước, HCDC sẽ hướng dẫn hình thức giám sát y tế đối với người đến từ các vùng dịch trong nước và sẽ cập nhật thường xuyên trên các trang thông tin điện tử của HCDC.

HCDC cho biết tại sân bay, nhà ga, bến xe trên địa bàn TP, đơn vị sẽ phối hợp với các hãng vận tải hàng không, đường sắt, nhà xe thông tin đến hành khách trên từng chuyến đi, quy định giám sát y tế đối với người từ vùng dịch, vận động khai báo y tế trung thực để được hỗ trợ chăm sóc y tế khi cần thiết.

Hành khách khai báo y tế từ vùng dịch sẽ được cho làm tờ khai trên máy bay, tàu, xe, hoặc sau khi xuống sân bay, ga tàu, nhà xe.

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị, các tổ chức…, người đứng đầu đơn vị triển khai cho nhân viên khai báo y tế theo thông tin cập nhật trên trang điện tử hoặc trang fanpage của HCDC.

Khi có nhân viên đến từ vùng dịch, đơn vị cần cách ly, giám sát y tế theo hướng dẫn của HCDC, thông báo ngay cho trung tâm y tế quận, huyện để phối hợp xử lý tiếp theo.

Tại địa bàn dân cư, trung tâm y tế quận huyện tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch quận huyện triển khai cho người dân đến từ vùng dịch thuộc diện cần giám sát y tế phải khai báo trung thực, và thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của HCDC.

Vận động người dân trong khu phối hợp với tổ Covid-19 cộng đồng giám sát, phát hiện những đối tượng chưa khai báo y tế.

Tại bệnh viện, cơ sở khám bệnh thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người đến bệnh viện, phòng khám qua phần mềm khai báo y tế.

Các trường hợp khác sẽ khai báo trên phần mềm tokhaiyte.vn của Bộ Y tế.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.