4 năm nữa, xe buýt ở Việt Nam có gì mới?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Mặc dù xe buýt được cho là loại hình vận tải hành khách công cộng phổ biến và năng động nhưng vận tải xe buýt hiện mới đáp ứng được 7-10% nhu cầu đi lại của người dân ở Hà Nội, TPHCM. Trong khi đó, để giảm ùn tắc giao thông cho đô thị thì việc khuyến khích, thu hút người dân sử dụng phương tiện công cộng là việc cần thiết.

Tại tờ trình Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (Bộ GTVT) cho rằng, đến 2020, xe buýt vẫn là phương tiện vận tải hành khách công cộng chủ đạo tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM. Do đó, phải quy hoạch mạng lưới xe buýt, áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng nhằm thu hút người dân sử dụng dịch vụ. 

Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2016, sản lượng hành khách sử dụng xe buýt sụt giảm. Một trong những nguyên nhân được cho là hạ tầng đường sá chưa đáp ứng, thường xảy ra ùn tắc, bên cạnh đó là tính kết nối chưa cao, nên người dân vẫn “ưu ái” sử dụng phương tiện cá nhân.

Tình trạng tương tự tại TPHCM. Vận tải xe buýt hiện mới đáp ứng được 7-10% nhu cầu đi lại của người dân ở Hà Nội, TPHCM. 

Có thể thấy, dù Hà Nội, TPHCM đang xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt trên cao, nhưng theo nhìn nhận, vận tải hành khách bằng xe buýt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong 5 năm tới. 

Đại diện Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cho rằng, thời gian qua, từ Trung ương đến địa phương đều có các chính sách nhằm phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, như trợ giá; hỗ trợ lãi vay; miễn, giảm thuế nhập khẩu, phí...

Tuy nhiên, hầu hết các chính sách này mới chỉ tập trung vào việc mở rộng mạng lưới và gia tăng số lượng phương tiện tham gia của vận tải hành khách công cộng. 

“Trong khi đó, một trong những yếu tố then chốt nhằm khuyến khích người dân sử dụng xe buýt là chất lượng vận tải hành khách công cộng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... một bộ phận khách hàng tiềm năng như công chức, viên chức, nhân viên văn phòng... vẫn chưa sử dụng xe buýt như phương thức đi lại hằng ngày do nhiều bất cập về chất lượng dịch vụ, việc không bảo đảm thời gian, lượng hành khách trong giờ cao điểm quá lớn”, cán bộ trên nhận xét.

Đề án đưa ra mục tiêu đối với Hà Nội và TPHCM, đến năm 2020, tỉ lệ bao phủ mạng lưới tuyến xe buýt tại khu vực trung tâm đạt 80%, khu vực ngoại thành đạt 50%. Đối với Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỉ lệ bao phủ mạng lưới tuyến xe buýt tại khu vực trung tâm đạt 60%, khu vực ngoại thành đạt 40%. Với các tỉnh, thành phố khác, đến năm 2020, tỉ lệ bao phủ mạng lưới tuyến xe buýt đạt 40-50%.

Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt mục tiêu, tại Hà Nội đến năm 2020 tỉ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đáp ứng 30-35% tổng nhu cầu đi lại khu vực đô thị trung tâm, trong đó vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đảm nhận 10-15%. 

Còn tại TPHCM, tỉ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đáp ứng 20-25% tổng nhu cầu đi lại, trong đó vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đảm nhận 9-12%. 

Với các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỉ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng 5-10% tổng nhu cầu đi lại; tại các tỉnh, thành phố khác, tỉ lệ này là 1-3%. 

Để nâng cao tỉ lệ hành khách sử dụng xe buýt, theo Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, tại TPHCM và Hà Nội, tuổi đời bình quân của xe buýt không quá 8 năm, các thành phố còn lại như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng là 10 năm và các tỉnh khác không quá 12 năm.

Đặc biệt, với các thành phố trực thuộc Trung ương, đến năm 2020 bảo đảm 100% mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng vé điện tử và có hệ thống giám sát trực tuyến kết nối với hệ thống điểm dừng, nhà chờ, trạm trung chuyển.

Song, để đạt được những chỉ tiêu trên, Viện này cho rằng, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố cần có cơ chế, chính sách và giải pháp để phát triển đoàn xe buýt, nguồn nhân lực cũng như chính sách để áp dụng khoa học công nghệ mới có thể tăng tỉ trọng vận tải khách bằng xe buýt. 

Tin cùng chuyên mục

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...