Theo đó, thông tư được áp dụng đối với công dân nam là học sinh, sinh viên, học viên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương (gọi chung là công dân) trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Ảnh minh họa. |
Thứ nhất, công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
Thứ hai, công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; trường cao đẳng, trường đại học; Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương;...
Thứ ba, học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục.
Thứ tư, công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo 12 tháng trở lên.
Thông tư nêu rõ, công dân thuộc trường hợp thứ 2, 3, 4 chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Thông tư cũng quy định những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định như trên; Đang học nhưng bị buộc thôi học; Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học; Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường.
Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2011.
Trung Hiếu