3.000 ngày với nước Nhật

Quyển sách hữu ích với các bạn trẻ.
Quyển sách hữu ích với các bạn trẻ.
(PLO) -Trong tháng 7/2016, Alpha Books cho ra mắt cuốn sách thứ hai viết về đề tài du học Nhật Bản với tựa đề “Du học Nhật Bản- 3.000 ngày với nước Nhật” của tác giả Phi Hoa. 

Nằm trong tủ sách Trải nghiệm du học, “Du học Nhật Bản” chính là ghi chép chân thực những trải nghiệm và suy ngẫm của tác giả từ ngày đầu tiên đặt chân lên nước Nhật, đến những ngày chập chững đi làm.

Bạn đọc sẽ cùng trải nghiệm quãng thời gian tám năm sống, học tập và làm việc tại Nhật cùng Phi Hoa từ đó hiểu rõ hơn về đất nước, con người, văn hóa Nhật Bản đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về môi trường học tập bậc Đại học ở Nhật, cuộc sống của sinh viên và người Việt Nam ở Nhật cũng như đặc điểm tuyển dụng của các công ty tại Nhật Bản để giúp các bạn trẻ có quyết định khôn ngoan và đúng đắn trước khi lựa chọn hành trình du học Nhật Bản.

Tác giả Phi Hoa từng nhận học bổng chính phủ Nhật Bản trong 7 năm, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh trường Đại học Osaka Nhật Bản. Hiện tại, Phi Hoa đang làm tư vấn chiến lược trong tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới Deloitte tại Tokyo. 

Thời sinh viên, Phi Hoa đã tham gia nhiều hoạt động như giới thiệu cơ hội đầu tư vào Việt Nam cho doanh nghiệp Nhật, giới thiệu đất nước Việt Nam cho học sinh cấp ba Nhật Bản. Phi Hoa từng đạt giải cao trong cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên trẻ toàn quốc Nhật Bản và các kì thi hùng biện cho lưu học sinh.

Vài năm gần đây, rất nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền làm dậy lên làn sóng du học Nhật, xuất khẩu lao động Nhật. Thêm vào đó, việc sang Nhật hiện nay khá dễ dàng, chính phủ Nhật còn cân nhắc bỏ thủ tục xin visa cho người Việt Nam sang du lịch ngắn ngày. 

Chính sự mở trong mối quan hệ Việt – Nhật góp phần làm cho giấc mơ đặt chân đến Nhật của các bạn trẻ không còn trở nên quá xa vời. Thế nhưng, chính điều này lại hình thành nên một lớp “du học sinh kiểu mới”, sang Nhật không đi học mà chủ yếu đi làm kiếm tiền.

Những “du học sinh kiểu mới” này thường lao động quá thời gian pháp luật cho phép, có khi làm thâu đêm, ngủ ngày ngay trong lớp để dùng thời gian còn lại làm việc. Hậu quả là có những trường hợp, dù ở Nhật ba năm vẫn không thể giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Nhật, bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ hoặc không được gia hạn visa vì học quá lâu mà không lên trình độ.

Thực trạng không mấy tốt đẹp về một phần cuộc sống của sinh viên và người Việt Nam ở Nhật Bản được kiểm chứng bằng những điều mắt thấy, tai nghe của chính tác giả Phi Hoa trong suốt tám năm sống và học tập tại Nhật.

Phản ánh thực trạng này trong cuốn sách, Phi Hoa không nhằm mục đích “dìm hàng” người Việt Nam ở Nhật, cũng không phải để nản lòng các bạn trẻ đang và sẽ đi du học tại Nhật Bản mà tựa như một lời cảnh tỉnh, giúp cho các bạn trẻ có cái nhìn sáng suốt, lựa chọn khôn ngoan hơn trước khi bắt đầu.

Nhật Bản là đất nước đáng sống nhưng cũng không phải là bến mơ nếu bạn chưa sẵn sàng và không nghiêm túc với ước mơ của mình. Bởi nếu mải mê lao vào kiếm tiền, có thể bạn sẽ đánh mất cơ hội phát triển và làm việc tốt hơn trong tương lai.

Bằng kinh nghiệm của một người từng trải, trong cuốn sách, Phi Hoa còn phân tích sâu sắc về môi trường làm việc tại Nhật. Giải đáp băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ, liệu Nhật Bản có phải là môi trường tốt cho người nước ngoài lập nghiệp hay không?.

Tác giả đã nhấn mạnh rằng, Nhật dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nhưng người nước ngoài rất khó thành công tại Nhật, lý do bởi quốc đảo này còn có nhiều điểm vẫn còn khép kín.

Theo tác giả “ở Nhật mẫu hình lý tưởng, thuận lợi nhất để một người thành công gồm có ba yếu tố: Một là người Nhật, hai là nam giới, ba là người nhiều tuổi. Dù xã hội Nhật có dần thay đổi, cởi mở hơn với người nước ngoài, trao cho phụ nữ nhiều cơ hội hơn xưa, khuyến khích người trẻ khởi nghiệp thì quan niệm cố hữu trên cũng khó thay đổi nếu không qua vài thế hệ nữa”. 

Lối suy nghĩ của người Nhật chỉ luôn tin tưởng người Nhật nên rất khó để người nước ngoài có thể giữ những vị trí đứng đầu tại các công ty ở Nhật Bản. Người Nhật không giỏi khởi nghiệp cái mới nhưng giỏi cải thiện những thứ lạc hậu, lỗi thời thành tốt hơn để thích nghi với thay đổi.

Hiểu được đặc điểm này của xã hội Nhật Bản, sẽ giúp các bạn trẻ có được lựa chọn tốt nhất và tận dụng cơ hội để xin việc và thành công tại Nhật Bản.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.