Hướng dẫn cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh lớp 12 năm học 2024-2025 đăng ký trực tuyến bằng tài khoản và mật khẩu do nhà trường cấp; Thí sinh tự do đăng ký trực tuyến bằng tài khoản VNeID qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 26 và 27/6 với dự kiến hơn 1,1 triệu thí sinh tham dự.

Theo kế hoạch, từ ngày 15/4 đến 18/4 thí sinh lớp 12 năm học 2024 - 2025 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau đó, từ ngày 21/4 đến 17h ngày 28/4, thí sinh lớp 12 năm và thí sinh tự do chính thức đăng ký dự thi trực tuyến.

Các bước đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:

Bước 1: Truy cập đường link đăng ký của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT): https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn

Bước 2: Thí sinh thực hiện đăng nhập thông tin tài khoản

Thông tin tài khoản gồm: Số CCCD/CMTND/ĐDCN, mã đăng nhập rồi điền đúng mã xác nhận màu xanh (có phân biệt in hoa, in thường).

Đối với thí sinh tự do, đăng nhập bằng Cổng dịch vụ công quốc gia, điền thông tin tài khoản hoặc quét mã VNeID trên điện thoại.

Thí sinh tự do khi đăng ký trực tuyến bằng VNeID là vẫn phải in phiếu dự thi, xin xác nhận từ công an xã phường các giấy tờ cần thiết rồi nộp cho điểm tiếp nhận hồ sơ cùng với các giấy tờ như ưu tiên cộng điểm (nếu có). Do đó, bạn có thể đăng ký trực tiếp từ khâu nộp hồ sơ luôn nếu không muốn đăng ký trực tuyến.

Bước 3: Đổi mã đăng nhập

Sau khi đăng nhập, màn hình Đổi mã đăng nhập sẽ được hiển thị. Thí sinh thực hiện đổi mã đăng nhập (đổi mật khẩu).

Lưu ý, mật khẩu thay đổi phải đảm bảo là mật khẩu mạnh: gồm ít nhất 8 ký tự, bao gồm cả ký tự số, ký chữ đặc biệt, ký tự in hoa, ký tự in thường.

Bước 4: Nhập thông tin trên phiếu đăng ký dự thi trực tuyến

Sau khi đổi mã đăng nhập thành công, màn hình nhập phiếu đăng ký trực tuyến hiển thị. Thí sinh nhập các thông tin trên phiếu đăng ký. Thí sinh điền đúng thông tin trong giấy khai sinh, căn cước công dân của mình.

Bước 5: Lưu phiếu đăng ký dự thi

Bước 6: In phiếu đăng ký dự thi

Thí sinh đăng nhập tài khoản, lần lượt chọn các thao tác: Phiếu đăng ký - Chi tiết phiếu đăng ký - In phiếu đăng ký sang file PDF để có thể so sánh khi cần thiết.

Thí sinh cần lưu ý, trước khi khai phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh phải đọc kỹ các mục và bản HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU, những điểm nào chưa rõ thí sinh phải hỏi cán bộ tiếp nhận ĐKDT để được hướng dẫn đầy đủ. Thí sinh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin khai trong Phiếu ĐKDT.

Thí sinh là học sinh đang học lớp 12 thực hiện khai thông tin ĐKDT trực tuyến theo tài khoản được cấp trên Hệ thống phần mềm Quản lý thi. Sau khi hoàn thành rà soát và xác nhận theo thời hạn ĐKDT quy định, Trường THPT nơi thí sinh đang học in Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1, Phiếu số 2 và ký tên, đóng một dấu có phần giáp lai lên ảnh của Phiếu ĐKDT để xác nhận nhân thân thí sinh.

Thí sinh tự do khai thông tin cần thiết trên bì đựng Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1 và Phiếu số 2 (thông tin phải giống nhau ở tất cả các mục tương ứng trên bì, Phiếu số 1 và Phiếu số 2) rồi nộp cho nơi tiếp nhận đăng ký dự thi kèm theo bản sao (photocopy) 2 mặt CMNN/CCCD trên 1 mặt của tờ giấy A4 và 2 ảnh cỡ 4x6 kiểu CCCD/CMND, mới chụp trong vòng 6 tháng (có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, vào mặt sau tấm ảnh, 2 ảnh này đựng trong một phong bì nhỏ).

Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước túi đựng Phiếu ĐKDT. Công an xã phường nơi thí sinh tự do đang cư trú ký tên và đóng một dấu có phần giáp lai lên ảnh của Phiếu ĐKDT để xác nhận nhân thân thí sinh.

Người chưa có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để xét tốt nghiệp THPT hoặc lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở để đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải điền tất cả các mục trên phần mềm. Người đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp đăng ký dự thi để lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT làm cơ sở để đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng chỉ phải khai từ mục 1 đến mục 15 và các mục 24, 25, 26, 27 trên phần mềm.

Nơi tiếp nhận ĐKDT giữ lại bì đựng Phiếu ĐKDT, Phiếu số 1, bản sao (photocopy) CCCD/CMND và 2 ảnh, trả lại Phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ Phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi.

Trong trường hợp có những sai sót thông tin đăng ký dự thi hoặc bị thất lạc Giấy báo thi thí sinh đem Phiếu ĐKDT này trực tiếp tới Điểm thi đã đăng ký vào buổi tập trung phổ biến quy chế để đề nghị sửa chữa sai sót và làm thủ tục dự thi.

Theo VnExpress, khảo sát tại nhiều địa phương cho thấy, số học sinh lớp 12 chọn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử, Địa lý thường chiếm 40-50% tổng số, áp đảo so với các môn tự nhiên.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 diễn ra với 4 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Văn. Với hai môn còn lại, học sinh chọn từ các môn được học ở lớp 12, gồm Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Tại Hà Nội, trong đợt khảo sát được tổ chức cuối tháng 3 với hơn 117.000 học sinh lớp 12. Môn được nhiều thí sinh lựa chọn nhất là Tiếng Anh với 61.000, tương đương 52%. Kế đó, Lịch sử và Địa lý lần lượt có hơn 47.500 và 45.000 lượt dự thi, chiếm 40-38% tổng thí sinh.

Số lượng chọn các môn này đông áp đảo nhóm tự nhiên, như Vật lý với gần 33.000 thí sinh lựa chọn, chiếm 28%; Hóa học và Sinh học lần lượt 13 và 3%.

Xu hướng này cũng diễn ra ở TP Huế. Trong đợt thi thử tốt nghiệp hôm 10-11/4, gần 38% trong 13.400 học sinh chọn thi Lịch sử; 34% chọn Tiếng Anh và 31% thi Địa lý.

Với nhóm tự nhiên, duy nhất Vật lý có trên 30% học sinh lựa chọn, Hóa học 22% và Sinh học 8%.

Tỉnh Bắc Giang không thống kê theo môn lẻ, mà khảo sát lựa chọn của học sinh theo cặp tổ hợp. Lịch sử và Địa lý là tổ hợp được chọn nhiều nhất với hơn 7.300 thí sinh, chiếm 31% trong gần 23.400 học sinh lớp 12.

Vật lý và Hóa học đứng thứ hai với 15%, còn lại hầu hết là cặp tổ hợp có các môn xã hội, như Địa lý - Giáo dục kinh tế và pháp luật (13%), Lịch sử - Ngoại ngữ, Lịch sử - Giáo dục kinh tế và pháp luật (6% mỗi cặp)...

Ở cả 4 địa phương nói trên, chỉ vài thí sinh dự kiến chọn thi tốt nghiệp bằng môn Tin học, Công nghệ (Nông nghiệp, Công nghiệp).

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.