228 ngư dân Việt Nam từ Indonesia về nước an toàn

Các xuồng của Việt Nam cập mạn tàu Indonesia để đón ngư dân
Các xuồng của Việt Nam cập mạn tàu Indonesia để đón ngư dân
(PLO) - Theo Bộ Ngoại giao, trưa qua (16/9), tàu kiểm ngư số hiệu KN490 đã cập cảng Kiểm ngư của Chi đội Kiểm ngư số 2, thành phố Vũng Tàu, đưa 228 ngư dân về nước an toàn từ Indonesia. 

Ngay trong ngày 16/9, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thực hiện các thủ tục cần thiết và bàn giao ngư dân cho đại diện các tỉnh liên quan. Đây là số ngư dân có hoạt động đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Indonesia thời gian qua và đã được phía Indonesia trao trả ngày 14/9 vừa qua.

Việc tiếp nhận số lượng ngư dân lớn nhất từ trước đến nay được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia với các bộ, ngành và địa phương liên quan trong hơn 2 tuần vừa qua. Việc bàn giao đã đảm bảo an toàn, nhanh chóng, mặc dù điều kiện biển có sóng to, gió lớn.

Trước đó, ngay sau khi Indonesia thông báo đồng ý trao trả 228 ngư dân về nước trong tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Thuận, Bình Định và Tiền Giang lập kế hoạch, tổ chức nhân lực, phương tiện, tiến hành xác minh để tiếp nhận và đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho 228 ngư dân về nước trong thời gian sớm nhất.

Bộ Ngoại giao khẳng định việc bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân và đảm bảo đưa ngư dân về nước an toàn là công việc được thực hiện thường xuyên. Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các bộ, ban, ngành liên quan luôn tích cực, chủ động làm việc với cơ quan chức năng các nước để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của ngư dân ta trong quá trình bị bắt giữ hoặc xét xử.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã, đang và phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam, đảm bảo tôn trọng vùng biển các nước liên quan, không vi phạm luật pháp quốc tế. 

Tuy nhiên, ngư dân Việt Nam cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi vi phạm pháp luật, đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài. Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của luật pháp các nước sở tại, thông lệ quốc tế.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.