2 người đàn ông bị viêm màng não do ăn tiết canh

Bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn điều trị tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn điều trị tại khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Sở Y tế Đắk Lắk, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tiếp ghi nhận các trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn tại hai huyện Krông Pắk và Ea H’leo.

2 người đàn ông mắc bệnh liên cầu lợn do ăn tiết canh

Trường hợp đầu tiên là ông Y.T.B, trú tại xã Ea Knuếch, huyện Krông Pắk. Sau khi ăn một ít tiết canh lợn từ đám giỗ ở nhà người thân vào buổi trưa, đến tối cùng ngày ông có biểu hiện sốt cao liên tục, đau đầu, ù tai và dùng thuốc nhưng không thuyên giảm.

Ngày 4/5, ông Y.T.B nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán sốt nhiễm trùng, theo dõi quai bị, viêm tai giữa trên nền đái tháo đường type 2.

Đến ngày 6/5, kết quả xét nghiệm vi sinh cho thấy bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Streptocotus Suis (vi khuẩn gây bệnh viêm cầu lợn) và được chẩn đoán viêm màng não mủ do Streptocotus Suis.

Một trường hợp khác cũng mắc bệnh liên cầu lợn là bệnh nhân P.K.T, trú tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Trước đó, ngày 2/4, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt cao, kèm đau đầu, đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, sau đó người nhà xin về.

Đến ngày 5/4, bệnh nhân sốt cao kèm lơ mơ, người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Ea H’Leo khám và điều trị, cùng ngày bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục theo dõi và điều trị với chẩn đoán Sốc chưa rõ nguyên nhân, theo dõi viêm gan cấp.

Ngày 11/4, người nhà xin chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Chợ Rẫy với chẩn đoán khi chuyển viện mắc viêm màng não do Streptocotus Suis. Sau 3 ngày, ngày 14/4, bệnh nhân được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

Đến ngày 26/4, bệnh nhân được xuất viện với chẩn đoán Viêm màng não do Streptocotus Suis. Được biết trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân đã ăn tiết canh dê tại một quán nhậu.

Bác sĩ Phạm Hồng Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, hàng năm, trên địa bàn tỉnh vẫn xuất hiện rải rác bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn. Năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị 3-5 trường hợp bệnh nhân mắc liên cầu lợn, trong đó hơn một nửa số ca nhập viện với triệu chứng rất nặng. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh.

Những điều cần biết về bệnh liên cầu lợn ở người

Bệnh liên cầu lợn là bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Lợn mang liên cầu khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua…). Hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da, đặc biệt là những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm...

Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Biểu hiện của người mắc liên cầu lợn thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa (sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run…) trước khi có biểu hiện của viêm màng não.

Khi mắc bệnh, khoảng 60% bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, sốt nhiễm trùng, dễ dẫn đến tử vong nếu điều trị muộn. Khi mắc bệnh, chi phí điều trị bệnh liên cầu lợn khá tốn kém, thời gian điều trị kéo dài, di chứng để lại thường nặng nề, nguy cơ tử vong khi đã biến chứng rất cao.

“Đối với bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn, thời gian vàng để cứu bệnh nhân là thời gian dùng kháng sinh sớm. Tuy nhiên, để định hướng và dùng đúng nhóm kháng sinh, bệnh nhân cần được phát hiện và nhập viện càng sớm càng tốt. Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục, tỷ lệ tử vong cao”, bác sĩ Lâm nhấn mạnh.

Thực tế, người dân thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng, lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch, an toàn và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, vi khuẩn liên cầu lợn lưu hành ở quần thể lợn nên kể cả loại tự nuôi vẫn có thể truyền bệnh. Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, nuôi hay tham gia giết mổ mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết mà không có phương tiện phòng hộ phù hợp cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da.

Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn ở người cần lưu ý:

- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín.

- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

- Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.

- Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.