1.643 ca nghi ngờ mắc COVID-19 tại Việt Nam

1.643 ca nghi ngờ mắc COVID-19 tại Việt Nam
(PLVN) - Thống kê đến trưa 26/3, hiện Việt Nam ghi nhận 1.643 ca nghi ngờ mắc COVID-19.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo mới nhất trưa 26/3, hiện Việt Nam ghi nhận 1.643 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly và theo dõi y tế chặt chẽ để tránh lây lan ra cộng đồng. Những ca này có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, tiếp xúc gần hoặc về từ vùng dịch.

Cùng với số nghi ngờ, Việt Nam cũng thống kê có 44.955 trường hợp tiếp xúc gần, về từ vùng dịch đang được giám sát, theo dõi y tế.

Tổng số mẫu đã xét nghiệm cộng dồn đến thời điểm này là 30.548 mẫu trong đó số mẫu âm tính với SARS-CoV-2 là 30.400 trường hợp, 148 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.

Tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ là 9.786 trường hợp. 

Thống kê cũng cho thấy có 17 ca bệnh dương tính đã được điều trị thành công, trong đó có 16 người đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn của giai đoạn 1, 1 bệnh nhân (BN18) của giai đoạn 2.

Hiện có 131 ca bệnh đang được điều trị, nhiều ca bệnh trong số này đã có 2, 3 lần xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Tính trên tổng số ca nhiễm, Việt Nam đứng thứ 81/198 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN.

Thống kê của Bộ Y tế cũng phản ảnh trong số các bênh nhân mới phát hiện nhiễm Covid-19 ở giai đoạn 2, có:

-11 ca không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng vì đã được cách ly, gồm: 10 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh,  01 ca là bác sĩ  bị phơi nhiễm từ bệnh nhân dương tính khác, đều đang được điều trị cách ly

- 03 ca có thời gian sống trong cộng đồng.

Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất:

- Hà Nội: 56

- TP Hồ Chí Minh: 36

- Vĩnh Phúc: 11

- Bình Thuận: 9

- Quảng Ninh: 6

Số ca nặng:

- 03 ca nguy kịch đang thở máy, lọc máu, ECMO tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...