100 triệu liều vaccine COVID-19 sắp hết hạn bị từ chối

Vaccine COVID-19 hết hạn được các quan chức chính phủ ở Abuja, Nigeria tiêu hủy ngày 22/12/2021. Anhr: AP
Vaccine COVID-19 hết hạn được các quan chức chính phủ ở Abuja, Nigeria tiêu hủy ngày 22/12/2021. Anhr: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên hợp quốc cho biết các nước đang phát triển đã từ chối khoảng 100 triệu liều vaccine COVID-19 vì chúng sắp hết hạn sử dụng.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), đóng vai trò chính trong cơ chế Covax quốc tế với tư cách là đối tác hậu cần chính cho việc phân phối vaccine ở các quốc gia khó khăn, cho biết các quốc gia này sẽ không chấp nhận vaccine quá gần hạn sử dụng.

"Hơn một trăm triệu liều đã bị từ chối" vào tháng 12, Giám đốc Bộ phận Cung ứng của UNICEF, Etleva Kadilli nói với Ủy ban Phát triển của Nghị viện Châu Âu, giải thích rằng phần lớn các đơn từ chối là do hết hạn sử dụng.

Bà giải thích rằng các quốc gia này cần lượng vaccine có thể được lưu trữ đủ lâu để lập kế hoạch cho các chiến dịch tiêm chủng và chủng ngừa cho "những cộng đồng sống ở những khu vực khó tiếp cận và trong những điều kiện khó khăn".

Tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần lên án các nước giàu vì đã mua hết nguồn cung cấp vaccine COVID-19 trên toàn cầu và chỉ để lại những liều đã hết hạn sử dụng cho các nước nghèo hơn.

Vào cuối tháng 12, Nigeria đã thiêu hủy hơn một triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được gửi đến nước này vì sắp hết hạn sử dụng.

Bà Kadilli cũng giải thích rằng khoảng một phần ba số liều do Covax cung cấp là tiền quyên góp từ các nước châu Âu.

Vào tháng 10 và tháng 11, 15 triệu liều do Liên minh châu Âu tài trợ đã bị các nước nghèo từ chối, 75% trong số đó là vaccine AstraZeneca có thời hạn sử dụng dưới mười tuần.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hơn 9,4 tỷ liều vaccine hiện đã được sử dụng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ít nhất 90 quốc gia chưa đạt được mục tiêu 40% dân số được tiêm vaccine đã được đặt ra vào cuối năm 2021 và hơn 85% dân số châu Phi, tức khoảng một tỷ người, vẫn chưa được tiêm một liều vaccine cơ bản.

Đọc thêm

Tăng cường hỗ trợ quốc tế với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bom mìn

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Ngoại giao cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức Hội thảo khu vực về “Khắc phục hậu quả bom mìn vì hoà bình và phát triển bền vững: Chia sẻ kinh nghiệm khu vực và các tiến bộ quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn”.

Trung Quốc chi 240 tỷ USD cứu trợ các nước tham gia Vành đai và Con đường

Trong sân bay quốc tế Daxing Bắc Kinh tháng 7/2020. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Trung Quốc đã chi 240 tỷ USD cứu trợ cho 22 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2008-2021. Đặc biệt, với những khoản cho vay trong những năm gần đây ngày càng tăng vọt khi nhiều quốc gia khác phải vật lộn để trả nợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc dự án Vành đai và Con đường, theo một nghiên cứu được công bố ngày 28/3.

Cựu Tổng thống Medvedev nói về nền kinh tế Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định, bất chấp xung đột với Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga không bị mất cân bằng, không chỉ tập trung vào ngành công nghiệp quốc phòng.