10 mẹo hữu ích giúp bạn giảm stress tránh dịch Covid - 19

Thư giản, nghỉ ngơi giúp giảm căng thẳng. Ảnh minh họa.
Thư giản, nghỉ ngơi giúp giảm căng thẳng. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bác sĩ Zilberstein, có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trị liệu tâm lý ở Mỹ, chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp giảm căng thẳng trong thời gian tránh dịch Covid 19.

“Căng thẳng và suy giảm sức khỏe có liên hệ với nhau. Khi bạn bị căng thẳng, tuyến thượng thận có thể sản sinh là một loại hóc môn làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn.  Nhưng nhìn theo mặt tích cực, điều đó có nghĩa là nếu bạn kiểm soát được stress, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để khỏe mạnh”.

Bác sĩ Zilberstein cho biết, sợ hãi và bất ổn là những yếu tố gây căng thẳng hiện nay. Do đó, việc quan trọng là chúng ta cần phải hiểu rằng trong những tuần sắp tới có thể sẽ có lúc chúng ta đột nhiên cảm thấy lo lắng và tuyệt vọng. Điều này cũng có thể xảy ra kể cả với những người trước đây vốn không thường hay lo lắng.

“Nếu bạn là chủ gia đình và bạn thấy mình cần phải mạnh mẽ, bạn cần phải biết rằng sắp tới sẽ có lúc bạn lo lắng và sợ hãi. Việc đó không phải cho thấy sự yếu đuối. Đây là điều hoàn toàn bình thường dưới hoàn cảnh hiện nay và bạn không nên cảm thấy xấu hổ”, bác sĩ Zilberstein cho biết thêm.

Sự lo lắng sẽ như thế nào? Theo Zilberstein, nó có thể là bỗng dung bạn cảm thấy đau quặn lên ở bao tử, mất khẩu vị, đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh hơn, cáu gắt, run rẩy hoặc khóc lóc.

Dưới đây là 10 mẹo bác sĩ Zilberstein chia sẻ, giúp giảm căng thẳng trong thời điểm chúng ta cần nhiều nỗ lực cố gắng hiện nay:

1.    Học cách sống tại thời điểm hiện tại. Nếu như bạn bắt đầu lo lắng, hãy nghĩ đến chính mình. “Tại thời điểm này, tôi ấm áp, tôi thoải mái và tôi không bị đau”. Mỗi khi bạn bắt đầu nghĩ đến những ý nghĩ tiêu cực, hãy nhẹ nhàng vuốt cánh tay của bạn.

2.    Thở. Phương pháp thở bằng bụng, thường được biết đến như là phương pháp thở bằng cơ hoành, giúp trao đổi đầy đủ ô-xi. Cách thở này giúp nhịp tim chậm lại, làm giảm hoặc giúp ổn định huyết áp. Bạn có thể thực hành bài tập thở 4 – 7 – 8. Hít vào nhẹ nhàng qua mũi và đếm đến bốn, nín thở và đếm đến 7, sau đó thở ra bằng miệng và đếm đến 8.

3.    Thiền. Thiền đã được y học chứng minh là giúp cải thiện tình trạng bệnh tật và làm giảm các bệnh mãn tính như huyết áp cao. Hiện nay có nhiều ứng dụng (apps) hướng dẫn cách thực hành thiền như thiền nhẹ nhàng thư giãn, nhạc tĩnh tâm, hay thiền giúp trẻ bình tĩnh. 

Tĩnh tâm giúp xua đi những lo lắng. Ảnh minh họa.
Tĩnh tâm giúp xua đi những lo lắng. Ảnh minh họa.

4.    Vận động cơ thể. Khi tập thể dục, não của bạn sẽ tiết ra endorphins, một loại hoạt chất giúp cơ thể sảng khoái tự nhiên, nhờ đó sẽ cải thiện được tâm trạng và giúp bạn thư giãn. Các bài tập aerobic cũng có thể làm giảm hàm lượng các hormone gây stress, như adrenaline and cortisol.

5.    Tập yoga. Có nhiều khóa học yoga trực tuyến miễn phí hiện nay. Yoga, một hình thức mở rộng của thiền, rất tốt cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

6.    Có thời khóa biểu. Một trong những nguyên nhân lớn gây ra stress là khi con người cảm thấy mất định hướng, kiểu như họ không có mục đích sống nào cả. Hãy lập một thời khóa biểu các công việc cần làm trong ngày bao gồm làm việc (nếu như bạn đang làm việc từ nhà), tập thể dục, thiền, hoặc có thể là dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, ngủ trưa, hay dành thời gian nói chuyện/chơi trò chơi với người thân trong gia đình.

7.    Nghe nhạc và khiêu vũ. Nhạc giúp não thư giãn và bình tĩnh. Kết hợp với khiêu vũ, việc này sẽ giúp kéo tâm trạng bạn lên. Nó làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn và làm mọi người vui vẻ!

8.    Ăn uống hợp lý. Người ta có xu hướng ăn uống thoải mái và ăn nhiều đồ ăn vặt khi bị stress. Hãy cẩn thận. Lượng đường quá mức cũng góp phần tạo ra stress. Hãy cố gắng thực hành chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nhạc giúp não thư giãn và bình tĩnh. Ảnh minh họa.
 Nhạc giúp não thư giãn và bình tĩnh. Ảnh minh họa.

9.    Hãy nghỉ ngơi. Thói quen ngủ tốt sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Cố gắng ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Tránh uống quá nhiều thức uống có cồn, uống nhiều chất cồn sẽ làm giấc ngủ nông hoặc ngủ chập chờn. Mẹo để dễ dỗ giấc ngủ và có giấc ngủ sâu là thực hành các bài tập thở, nghe nhạc, tắm nước nóng hoặc cuộn mình trong chăn và đọc sách. Một giấc ngủ trưa ngắn cũng sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

10.  Hiểu rõ bản thân. Nếu bạn cảm thấy stress và căng thẳng trong phần lớn thời gian trong một ngày, đừng cảm thấy bối rối hay xấu hổ khi gọi điện thoại cho bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn một số loại thuốc giúp giảm stress. Đây chỉ là những trường hợp rất đặc biệt và bạn dùng thuốc không có nghĩa là bạn buộc phải dùng thuốc giúp giảm stress suốt đời.

Một mẹo cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là cố gắng tìm cách tận hưởng cuộc sống từng khoảnh khắc và từng ngày. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đó là một điều nhỏ làm cho cuộc sống có ý nghĩa. Và trong khoảng thời gian ác mộng này, chúng ta không được để đánh mất những điều nhỏ nhoi đó.

Tình yêu thương có thể giúp ta vững bước trên con đường dài. Ảnh minh họa.
 Tình yêu thương có thể giúp ta vững bước trên con đường dài. Ảnh minh họa.

Cười đùa với con trẻ, chơi với chú chó cưng, đọc một quyển sách thực sự làm bạn cảm động, say sưa xem một chương trình tuyệt vời, xem lại những album ảnh, hoặc gọi facetime với bạn bè thân thiết để cùng nhau uống một ly rượu vang hay một tách trà.

Nghe thì có vẻ như không phải, nhưng lòng biết ơn cũng là một công cụ để giảm stress. Nếu chúng ta luôn biết trân quý những thứ xung quanh mình, tình yêu thương có thể giúp ta vững bước trên con đường dài.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.