Đời phu gánh nước giếng cổ

 

Từ lâu giếng cổ Hội An được biết đến như một quần thể kiến trúc tâm linh trong đời sống sinh hoạt của người dân Hội An. Những bí mật xung quanh giếng cổ đến ngày nay vẫn là một ẩn số bí ẩn, đặc biệt người ta không thể lí giải vì sao nước ở những giếng cổ nơi đây lại mát ngọt quanh năm. Cũng chính nhờ vị ngon ngọt của nước đã góp phần chế biến nên những món ăn trở thành đặc sản của địa phương và cũng chính nhờ vậy, nhiều người đã mưu sinh được với cái nghề sinh ra từ giếng cổ: Nghề gánh nước thuê, truyền lại từ bao đời nay.
 

Từ lâu giếng cổ Hội An được biết đến như một quần thể kiến trúc tâm linh trong đời sống sinh hoạt của người dân Hội An. Những bí mật xung quanh giếng cổ đến ngày nay vẫn là một ẩn số bí ẩn, đặc biệt người ta không thể lí giải vì sao nước ở những giếng cổ nơi đây lại mát ngọt quanh năm. Cũng chính nhờ vị ngon ngọt của nước đã góp phần chế biến nên những món ăn trở thành đặc sản của địa phương và cũng chính nhờ vậy, nhiều người đã mưu sinh được với cái nghề sinh ra từ giếng cổ: Nghề gánh nước thuê, truyền lại từ bao đời nay.

Giếng cổ ở Hội An
Giếng cổ ở Hội An

 Mưu sinh nhờ nghề gánh nước thuê

Hội An, trời chập chờn sáng, lấp ló đằng phía con hẻm nhỏ dẫn vào giếng cổ Bá Lễ có hàng chục người nhốn nháo, tay xách lỉnh kỉnh những can đựng nước hối hả tiến lại xúm quanh giếng cổ. 

Như thường lệ, cứ độ 4,5 giờ sáng, tại giếng cổ được xem là “nồi cơm” nuôi sống những người gánh nước thuê này, thường có trên dưới chục người sẵn sàng túc trực, có người vận chuyển nước bằng xe máy chỉ chở 3 – 4 can, có người chở nguyên chiếc ba gác thì mỗi lượt có thể “gánh” đến 10 thùng nước, mỗi thùng dung lượng cũng 20 lít. 

Hội An vẫn còn những người bán nước rong ruổi trên đường phố
Hội An vẫn còn những người bán nước rong ruổi trên đường phố

Một người đàn ông da ngăm ngăm, khuôn mặt rạng lên vẻ phấn chấn vì đang chờ đến lượt mình, đặt nhẹ chiếc thùng đang vắt bên hông, anh quay sang nói: “Giếng thì nhiều nhưng duy chỉ có nước giếng Bá Lễ là có thể dùng được chứ những giếng kia “đắp chiếu” hết bởi nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng. Những người gánh nước ở đây quanh đi quẩn lại cũng quen mặt cả nên không ai tranh giành của ai, cứ đến sớm thì gánh trước, còn đến sau thì xếp hàng, giành giật chi miếng cơm của người khác mà tội”. Người vừa bộc bạch với chúng tôi là anh Trần Trung Dẵng (48 tuổi), nhà ở thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà. Cách giếng cổ tầm 5 cây số, nhưng mỗi ngày đều đặn 10 lượt, anh đạp chiếc ba gác mang theo 7 thùng nước qua đây chở nước về bán lại cho các nhà hàng khách sạn. 

Theo anh Dẵng chia sẻ thì mỗi ngày trung bình anh chở được 70 thùng nước (20 lít/thùng), mỗi thùng như thế anh bỏ cho các chủ nhà hàng, khách sạn quen mặt hơn 10 năm qua với giá 4 nghìn đồng/thùng, như vậy, thu nhập tính ra của anh mỗi ngày cũng lên đến gần 300 nghìn đồng, số tiền cũng vừa đủ giúp trang trải chi tiêu của một gia đình ở vùng ven thành phố. Thấy anh thân thiện, gần gũi, tôi hỏi tiếp: “Vậy có ai giàu lên từ cái nghề này không anh?”, anh Dẵng chưa kịp hồi âm thì từ phía sau, một cụ già râu tóc bạc phơ, lọ mọ gánh đôi gàu sắt, phất cái nón, lau quệt những giọt mô hôi đang chảy ròng theo kẽ tóc, cắt lời: “Nghề này nếu làm giàu được thì người ta đã tranh nhau làm cả rồi chứ đâu đến lượt mình. Cũng vì miếng cơm manh áo mà bám trụ chứ giàu gì cái nghề một nắng hai sương, thức khuya dậy sớm. Chẳng qua cái duyên, cái nghiệp mà số mình gắn với cái nghề đó chứ. Nhưng cũng phải thừa nhận, nhờ có cái giếng này mà hai vợ chồng già tụi tôi mới bươn chải nổi cho đến hôm nay”. 

Hướng đôi mắt về phía cụ bà, anh Dẵng tiếp lời: “Bà cụ đó là Nguyễn Thị Mỹ, mọi người gánh nước ở đây ai cũng biết vợ chồng Đường – Mỹ, hai ông bà gánh nước ở đây ngót nghét cũng năm mươi năm rồi đó. Hai vợ chồng không con, từ trước đến nay đều sống dựa vào nguồn thu nhập từ nghề gánh nước ở đây đem bán, bữa nào khỏe mạnh thì hai người gánh nhiều ăn nhiều, còn không thì gánh ít ăn ít”. 

Cùng có thâm niên hành nghề “kì cựu” như vợ chồng ông Nguyễn Đường và bà Nguyễn Thị Mỹ còn có bà Sương ông Thanh, những người đã theo cái nghiệp gánh nước thuê từ thời kháng chiến chống Mỹ cho đến hôm nay vẫn còn gắn bó.

Liệu mai này còn ai gánh nước giếng cổ?

Gánh nước ở giếng cổ đã có từ hàng thế kỉ nay (trước đây chỉ phục vụ cho sinh hoạt), nhưng theo như những bậc cao niên nhà sống gần những giếng cổ bao đời thì cái nghề  gánh nước thuê có từ thời chống Pháp, khi những ông Tây đánh chiếm nước mình khi đến đây đã tỏ ra thích thú với vị nước trong mát, ngọt thanh của giếng cổ, sau đó thuê người dân lân cận gánh nước rồi trả thù lao. 

“Có lần thằng Tây sau khi đi ngang ghé vào giếng múc nước uống rồi tấm tắc khen, sau đó hắn tìm người hay gánh nước ở đây rồi trả thù lao cho người đó mỗi ngày chở cho nó một thùng đến doanh trại”, ông Ngô Thiểu (90 tuổi, người sống cạnh giếng cổ Bá Lễ) cho biết. 

Và cứ thế cái nghề gánh nước ở giếng cổ cũng ngày một “thịnh hành”, người làm nghề này ở Hội An mỗi lúc một đông. Cách đây vài năm, khi đi qua một số tuyến đường trong nội thành Hội An hay bờ Bắc sông Đế Võng, không khó để bắt gặp những người hành nghề này mà theo ước tính của anh Dẵng thì ngày đó những giếng có thể lấy được nước kể ra rất nhiều, do đó người làm nghề này cũng cả trăm người.

Nhưng khi chúng tôi hỏi: “Vậy sao giờ họ không tiếp tục hành nghề mà bỏ ngang vậy?”, anh Dẵng tỏ vẻ đăm chiêu, giải thích: “Ngày trước giếng nhiều nên người làm nghề này cũng đông chứ giờ cô chú thấy đấy, chỉ còn mỗi giếng Bá Lễ là nước có thể dùng được. Liệu với “lực lượng lao động” như trước đây thì lấy nước đâu ra mà gánh”. 

Nói xong, người đàn ông năm nay mái tóc đã lấm chấm lên những sợi bạc, đôi tay chai sần theo cái nghề hơn 10 năm qua gắn bó với mình tiến sát lại gần chiếc giếng cổ rồi xoa xoa đôi bàn tay lên thành giếng, cúi mặt nhìn xa xăm như để tỏ lòng tri ân, một sự níu kéo trước nỗi lo chiếc giếng cổ “độc nhất vô nhị” còn sót lại nuôi sống gia đình ông và hàng chục gia đình khác nữa sẽ “nối gót” theo những giếng Máy, giếng Ông, để rồi kéo theo cái nghề gánh nước bao đời nay đứng trước nguy cơ “thất truyền”. 

Và liệu mai này, khi không còn giếng cổ nào có thể lấy nước, có ai biết đến cái nghề của những người phu nước gắn bó cả cuộc đời mình với giếng cổ, với những gàu nước trong xanh tô điểm cho vị đậm đà, ngon lành của các món ăn đặc sản phố Hội?./.

Thanh Ba

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.