Ủy thác Thi hành án: Làm thế nào hạn chế việc đương sự tẩu tán tài sản?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện nay, nhiều quy định về ủy thác thi hành án đang gặp khó khăn khi áp dụng trên thực tiễn, do đó việc sửa đổi các quy định này được đặt ra trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS).

Ủy thác đến nơi có giá trị tài sản lớn nhất

Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định: Thủ trưởng cơ quan THADS phải ủy thác thi hành án cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan THADS nơi có tài sản tổ chức thi hành.

Trong khi đó, Điều 55 Luật THADS quy định: Thủ trưởng cơ quan THADS phải ủy thác thi hành án cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở. Như vậy, Bộ Tư pháp nhận định, nội dung quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP không phù hợp với quy định tại Điều 55 Luật THADS và dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, đồng thời quy định rõ cơ sở để cơ quan THADS xác định được nơi có tài sản đủ để thi hành án hoặc nơi có tài sản có giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất..., Dự thảo quy định: Căn cứ bản án, quyết định của Tòa án, kết quả xác minh, Thủ trưởng cơ quan THADS phải ủy thác thi hành án cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.

Điểm c khoản 2 Điều 16 quy định: “Trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất”. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể ủy thác đến đâu trong trường hợp có cả “nơi có tài sản giá trị lớn nhất” và “nơi có nhiều tài sản nhất”. Trong khi đó, tổng giá trị tài sản mới là điều cần quan tâm. Để giải quyết các vướng mắc trên, Dự thảo Nghị định quy định ủy thác đến: Nơi có giá trị tài sản lớn nhất. 

Cần quy định rõ hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm

Khoản 3 Điều 16 Nghị định hiện hành quy định: Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì có thể ủy thác khoản phải thi hành án mà tài sản đó bảo đảm cho cơ quan THADS nơi có tài sản bảo đảm.

Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành thì về nguyên tắc cơ quan THADS phải xử lý tài sản đó để đảm bảo thi hành án. Do đó, nếu tài sản ở nơi khác thì phải thực hiện việc ủy thác. Việc quy định “có thể ủy thác” sẽ tạo ra tính tùy nghi, không thống nhất của các cơ quan THADS trong việc áp dụng pháp luật.

Khoản 1 Điều 57 Luật THADS quy định: Trước khi ủy thác, cơ quan THADS phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan THADS đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.

Trên thực tế, Bộ Tư pháp cho rằng, ngoài những trường hợp tài sản tại nơi ủy thác không đủ để thi hành án theo quy định thì còn có nhiều trường hợp tài sản tại nơi ủy thác đang có tranh chấp, đã được tòa án thụ lý, việc xử lý tài sản bị hoãn theo quy định tại Điều 48 Luật THADS và Điều 14 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, người phải thi hành án vẫn còn tài sản ở các địa phương khác nên cần phải có quy định về việc ủy thác để xử lý đối với những tài sản này để đảm bảo thi hành án hiệu quả.

Do đó, để thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án, hạn chế việc đương sự tẩu tán tài sản, đồng thời để các cơ quan THADS biết được kết quả tổ chức thi hành án của nhau để phối hợp và xử lý tài sản cho phù hợp, Dự thảo bổ sung quy định: Trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 48 Luật THADS mà đương sự có tài sản ở địa phương khác thì cơ quan THADS ủy thác đến nơi có tài sản để thi hành.

Bên cạnh đó, hiện nay, pháp luật quy định trước khi ủy thác thì cơ quan THADS phải thu hồi quyết định thi hành án. Trong trường hợp này, cần quy định rõ hiệu lực của các quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án đã được ban hành (nếu có) trong thời gian cơ quan được ủy thác nhận được quyết định ủy thác để tránh trường hợp đương sự cho rằng quyết định thi hành án đã được thu hồi thì các quyết định kèm theo hết hiệu lực để tẩu tán tài sản...

Do đó, Dự thảo quy định rõ theo hướng các quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, quyết định tạm hoãn xuất cảnh và các quyết định về thi hành án khác liên quan đến khoản ủy thác có hiệu lực cho đến khi có quyết định mới của cơ quan nhận ủy thác. Khi ra quyết định thi hành án, cơ quan THADS nhận ủy thác phải ra quyết định thay thế quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, quyết định tạm hoãn xuất cảnh và các quyết định về thi hành án liên quan đến khoản ủy thác. 

Tin cùng chuyên mục

Chấp hành viên phối hợp các ngành chức năng để thực hiện nhiệm vụ (ảnh minh họa).

Gian nan thẩm định giá, bán đấu giá tài sản thi hành án

(PLVN) - Đương sự chống đối, không hợp tác; tài sản có thay đổi đáng kể về hiện trạng so với thời điểm tổ chức kê biên; đương sự không thống nhất về giá thẩm định, có nhiều đơn khiếu nại… là những khó khăn mà cơ quan thi hành án dân sự (THADS) thường phải đối mặt khi tiến hành thẩm định giá tài sản thi hành án.

Đọc thêm

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch Tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex và Công ty TNHH điện tử thông minh TCL tổ chức Chương trình thiện nguyện tại Trạm ra đa 31, Trung đoàn 291, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân và tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Trao đổi kinh nghiệm với Nhật Bản trong công tác thi hành án dân sự

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 11/3, Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS), Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác THADS”. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS và ông Onishi Hiromichi, chuyên gia dài hạn của Dự án JICA tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.