Sẽ kiểm tra giá điện trong 35 ngày

Sẽ kiểm tra giá điện trong 35 ngày
(PLVN) - Chiều 24/5, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố Quyết định số 390/QĐ-TTCP ngày 21/5/2019 về  kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong điều chỉnh mức giá bán điện, thời điểm ngày 20/3/2019, phương pháp tính giá điện và việc thu tiền điện thời gian qua. 

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam chủ trì buổi công bố Quyết định thanh tra. Tham dự buổi công bố có Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, các thành phần thuộc đoàn kiểm tra theo Quyết định 390, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số đơn vị liên quan. 

Thời hạn kiểm tra là 35 ngày làm việc 

Tại buổi công bố, ông Lê Quang Tiệp, Trưởng đoàn kiểm tra đã công bố toàn văn Quyết định số 390/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Quyết định 390 được ban hành căn cứ vào Văn bản số 3636/VPCP-V.I ngày 3/5/2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền thời gian qua. Ông Lê Quang Tiệp, thanh tra viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I), Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ làm Trưởng đoàn kiểm tra. Thành viên Đoàn kiểm tra có sự tham gia của đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.

Theo Quyết định 390, đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc điều chỉnh mức giá bán điện, thời điểm ngày 20/3, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua và thực hiện kế hoạch tiến hành kiểm tra, xác minh được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt. Thời hạn kiểm tra là 35 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra (không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Vụ trưởng Vụ I được giao giúp Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc đoàn kiểm tra, xử lý hoặc trình Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của đoàn kiểm tra. Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ được giao thực hiện giám sát đoàn kiểm tra theo quy định.

Cần kiểm toán EVN

Trước đó, ngày 3/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện, làm rõ đúng, sai báo cáo Thủ tướng trong tháng 6/2019. Quyết định này của Thủ tướng đưa ra sau những phản ánh về việc tiền điện tháng 4 tăng đột biến do giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 8,36% từ ngày 20/3.

Chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, quyết định tăng giá điện dựa trên cơ sở quy định hiện hành và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. “Chia sẻ với suy nghĩ, bức xúc của người tiêu dùng khi nhận hóa đơn tiền điện cao hơn trong bối cảnh khó khăn hiện nay” - ông Hải nói nhưng khẳng định Bộ Công Thương đã đánh giá tác động đầy đủ các mặt trước khi quyết định việc này.

Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng về việc kiểm tra giá điện tại các đơn vị thuộc EVN theo Nghị quyết 30/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện 8,36% là thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Chính phủ về điều chỉnh giá bán lẻ điện. Việc điều chỉnh giá là trên cơ sở chi phí đầu vào mua điện năm 2019 tăng khoảng 20.900 tỷ đồng. Cũng theo Bộ này, phương án tăng giá bán lẻ điện bình quân đã thực hiện chưa bao gồm khoản chênh lệch tỉ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện dự kiến năm 2018. Nếu tính thêm thì giá bán sẽ là khoảng 1.879,90 đồng/kWh, tăng tương ứng 9,26%.

Việc sử dụng biểu giá điện lũy tiến theo Bộ Công Thương cũng là để khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và thực hiện an sinh xã hội, vốn là phương pháp được nhiều nước áp dụng. Mức giá bán lẻ điện bình quân của Việt Nam so với 8 nước Đông Nam Á bằng 66%, bằng 37% của Campuchia và 78% giá điện của Lào…

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội thì khẳng định việc cân nhắc thời điểm điều chỉnh giá điện vào ngày 20/3 đã được Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá tính toán tổng thể để đồng bộ với các điều chỉnh về giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế, học phí, đảm bảo CPI của cả năm nằm trong khoảng từ 3,3 - 3,9%, thấp hơn 4% mức CPI chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua. Chính phủ cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra giá điện, sớm công bố công khai và nghiên cứu sửa biểu giá điện lũy tiến, đẩy mạnh phát triển thị trường điện...

Vấn đề giá điện cũng làm “nóng” nghị trường Quốc hội ngay tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra trong thảo luận tại các tổ đại biểu về tình hình kinh tế - xã hội. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) nêu câu chuyện gia đình mình và cho rằng vẫn xài điện như cũ nhưng hóa đơn thanh toán lại tăng gấp đôi. Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đề nghị Quốc hội cho kiểm toán, sau đó công bố rõ ràng với dân, khi minh bạch rồi thì cho dù tăng hay giảm dân cũng hài lòng, bởi quan trọng nhất là tính minh bạch. Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) dẫn số liệu “theo chuyên gia” và quả quyết “giá điện không tăng 8,36% như EVN công bố”. 

Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN Dương Quang Thành phản bác rằng các tính toán của đại biểu Lê Thu Hà không đúng. Tuy nhiên, ông Thành đồng tình với ý kiến đề nghị cần kiểm toán EVN. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới

Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc: Tiếp tục đổi mới, thích ứng và chủ động xây dựng phương án, kịch bản trong điều kiện mới
(PLVN) - Ngày 25/4/2025, Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị chỉ đạo thích ứng thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ trong điều kiện mới và xây dựng kịch bản, phương án chuẩn bị tinh gọn, sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập các Cơ quan Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc, lấy ý kiến đối với các văn bản về các vấn đề phát sinh trong giai đoạn sắp xếp bộ máy; Dự thảo Luật THADS và xác định nhu cầu trụ sở Cơ quan THADS theo mô hình tổ chức mới.

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam – Lào: Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào từ ngày 24-25/4/2025. Bộ Tư pháp vinh dự có đại diện (Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc) tham gia Đoàn chính thức của Chủ tịch nước.

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng sẽ xây dựng 5 đảo nổi nhân tạo, hướng đến hình thành Trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Ngày 25/4, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê và Liên Chiểu, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, thành phố đang nghiên cứu một đề án chiến lược nhằm xây dựng khu đô thị nổi trên vịnh Đà Nẵng, với trọng tâm là hình thành tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại – dịch vụ quy mô quốc tế.

Những nhà sư “giữ lửa” trong Văn hóa Khmer tại Bạc Liêu

Hòa thượng Dương Quân giới thiệu với du khách thập phương về dàn nhạc ngũ âm tại chùa Xiêm Cán.

(PLVN) - Nói đến những nhà sư luôn gìn giữ bản sắc dân tộc Khmer ở Bạc Liêu thì không thể không nhắc đến Hòa thượng Hữu Hinh - vị sư 40 năm “cõng chữ” lên phum sóc; Hòa thượng Tăng Sa Vong,Trụ trì chùa Cái Giá Chót, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về tư tưởng của Bác Hồ đối với công tác tôn giáo và dân tộc hay Hòa thượng Dương Quân,Trụ trì chùa Xiêm Cán, người dành nhiều công sức bảo tồn các điệu múa Khmer. 

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Khánh Hòa dẫn đầu cả nước về xử lý sai lệch dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(PLVN) -  Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn khẩn về việc đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp thực hiện một số nội dung nhằm tiếp tục triển khai rà soát, xử lý dữ liệu sai lệch đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu, tiến độ, đáp ứng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.