Siết chặt các hành vi tham nhũng để xóa tâm lý “chấp nhận đi tù”

(PLO) - Nhìn lại năm 2013 có thể nói là năm tập trung “đánh án” tham nhũng khi có nhiều vụ án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được đưa ra xét xử.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, số lượng các vụ việc bị phát hiện, bị điều tra, truy tố và xét xử là quá nhỏ, chưa tương xứng với tình hình tội phạm tham nhũng thực tế. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta, một trong những giải pháp quan trọng là nghiên cứu hoàn thiện quy định về hình sự hóa các hành vi tham nhũng.
Ông Vũ Việt Hùng (VKSNDTC): Đang có tâm lý chấp nhận đi tù để có được tài sản
 Ông Vũ Việt Hùng (VKSNDTC): Đang có tâm lý chấp nhận
đi tù để có được tài sản
Chấp nhận đi tù để có được tài sản
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn này nhưng tình hình tham nhũng ở Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm. Liên tiếp các vụ việc gây thiệt hại lớn đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, điển hình là vụ tham nhũng đất đai tại Đồ Sơn và Quán Nam, Hải Phòng; vụ tham ô, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hàng trăm nghìn USD từ các nhà thầu Nhật Bản... 
Mới đây nhất là xét xử vụ Nguyễn Bi - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền - nguyên Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng của Cty Vifon, TP.HCM đã lập chứng từ khống, chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về cho Công ty 59,9 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt khi cổ phần hóa Công ty này. Theo bản án tuyên ngày 27/11/2013 thì Bi lĩnh tổng cộng 22 năm tù, còn Huyền lĩnh tổng cộng 30 năm tù.
Số liệu của Cục Thống kê tội phạm (VKSNDTC) cho biết, trong khoảng 10 năm từ 2000 - 2010 đã đưa ra xét xử 6.714 bị cáo về các tội phạm tham nhũng, trong đó số bị cáo bị xét xử về tội tham ô tài sản chiếm tỷ lệ từ 65 - 80%. Theo số liệu thống kê của các cơ quan tố tụng hình sự, chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2013, số vụ án tham nhũng bị phát hiện, truy tố có chiều hướng tăng lên với 367 vụ án, 840 bị can; VKSND các cấp đã truy tố 335 vụ, 803 bị can; TAND các cấp đã xét xử sơ thẩm 278 vụ, 584 bị cáo, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,2%. 
Tuy nhiên, trong khi số tiền, tài sản sai phạm phát hiện rất lớn thì kiến nghị thu hồi của các cơ quan chức năng chỉ trên 30%, số thu hồi được trên thực tế còn thấp hơn nữa. Trong xử lý, các cơ quan chức năng còn áp dụng hình phạt chưa nghiêm. Khi xét xử, Tòa án thiên về áp dụng tình tiết giảm nhẹ nhiều, xử dưới khung, xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao (năm 2012 là 34,2%, 8 tháng đầu năm 2013 là 31,2%). 
Bản án của Tòa chưa thật sự quan tâm đến vấn đề thu hồi tài sản do phạm tội tham nhũng mà có. “Điều này đã và đang tạo nên một tâm lý chấp nhận phạm tội, chấp nhận đi tù để có được tài sản” - ông Vũ Việt Hùng (VKSNDTC) chua xót nhìn nhận.
Phải “xử” cả hối lộ về tinh thần
Tại Hội thảo hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) về hình sự hóa các hành vi tham nhũng với sự tài trợ của UNDP, do Bộ Tư pháp tổ chức hôm qua (28/11), đa số đại biểu cho rằng, một nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là vướng mắc về thể chế. 
Theo đó, BLHS hiện hành chưa đề cập đến các hành vi tham nhũng trong khu vực tư; chưa hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp; chưa đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm của pháp nhân... và đây là những hành vi cần được hình sự hóa theo yêu cầu của Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức từ ngày 18/9/2009.
Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn cũng như bảo đảm tính tương thích với Công ước chống tham nhũng, ông Vũ Việt Hùng đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung BLHS theo hướng mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm tham nhũng, không chỉ là công chức nhà nước mà cả đối với các công chức nước ngoài và công chức của các tổ chức quốc tế công; mở rộng phạm vi các tội phạm tham nhũng sang khu vực tư nhân, đặc biệt là các hành vi hối lộ và biển thủ tài sản trong khu vực tư; xem xét hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính... 
Tán thành với ý kiến của ông Hùng, bà Phạm Thị Thu Hương (Bộ Ngoại giao) còn bổ sung: Tuy là vấn đề mới song cần nghiên cứu xây dựng các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân để có thể xử lý một cách thích đáng, tương xứng các hành vi phạm pháp của loại chủ thể này.
Cho rằng ở Việt Nam đã có dấu hiệu xuất hiện các hành vi tham nhũng các giá trị phi vật chất (như hối lộ tình dục, thăng chức...), ông Nguyễn Thanh Tân (Bộ Công an) kiến nghị nên hình sự hóa hành vi tham nhũng các giá trị phi vật chất. Ông Tân phân tích, hành vi đưa và nhận hối lộ các giá trị phi vật chất có tính nguy hiểm cho xã hội rất cao, phù hợp với đặc trưng của tội phạm như trực tiếp xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; thay đổi chức năng của cơ quan hành chính, phá vỡ thiết chế pháp luật và chế độ dân chủ... 

Đọc thêm

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động giám định tư pháp

 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, ảnh Thu Nga
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Luật Giám định tư pháp (GĐTP) và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng.

Xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát triển xứng tầm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
(PLVN) -Sáng 17/5, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam và Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp phát triển Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới”.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật

Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với Viện Konard Adenauer Stiftung (KAS), ngày 17/5, Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật (THPL) giai đoạn 2025-2030”.

Sẽ bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng

Súng bắn đạn ghém được nhiều đối tượng sử dụng trái phép sẽ được quy định là vũ khí quân dụng. (Ảnh: CAQN)
(PLVN) - Ngoài bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý khác như bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này vào nhóm vũ khí quân dụng; quy định về việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ…

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.