Ngày Pháp luật và khẩu hiệu hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

Ngày Pháp luật và khẩu hiệu hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
(PLO) -  Nhân dịp công bố Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam, tôi lại nhớ những ngày hè năm 1979, khi đó chúng tôi là giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) được Nhà trường phân công đưa học sinh Khóa II đi các địa phương giới thiệu và lấy ý kiến cán bộ, nhân dân về nội dung Dự thảo Hiến pháp năm 1980.
 Đây có lẽ cũng là lúc khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” ra đời, đánh dấu một giai đoạn mới “quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý”  như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định.
 Hiến pháp năm 1980 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã thể chế hóa chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật.
Quản lý đất nước bằng pháp luật được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối với mọi người. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm.
Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của  dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế.
Ngày Pháp luật được ghi nhận ở tầm một đạo luật (Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật) là một bước ngoặt quan trọng trong việc tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý, là yếu tố tinh thần không thể thiếu để tạo nên Ngày Pháp luật.  Chúng ta đều biết, một số quốc gia có Ngày Hiến pháp để tôn vinh và giữ gìn những giá trị vĩnh cửu của Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản. Chúng ta chưa có Ngày Hiến pháp nhưng đã có Ngày Pháp luật - chính là ngày thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta.
PGS.TS Nguyễn Tất Viễn
PGS.TS Nguyễn Tất Viễn 
Tôi nhớ lại khi còn công  tác ở Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp (2003-2008), một lần đọc và xử lý báo cáo của tỉnh Hà Tây (cũ), tôi thấy trong Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/8/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây về tăng cường lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến năm 2010 và những năm tiếp theo đề cập đến “Ngày Pháp luật”  nhằm tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
Từ Nghị quyết của Đảng, Ngày Pháp luật như là một hình thức độc đáo về tuyên truyền pháp luật được nêu trong Kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến 2010 và những năm tiếp theo (Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 18/10/2007 của UBND tỉnh Hà Tây).
Đó là kết quả sáng tạo của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, sự nhanh nhạy trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tây lúc đó.
Là một cán bộ có nhiều năm gắn bó với công tác báo chí, tuyên truyền trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, tôi cũng như các đồng nghiệp rất mong muốn Ngày Pháp luật sẽ luôn đồng hành cùng quá trình xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, góp phần củng cố tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.

Ghi nhận những đóng góp tích cực của công tác tư pháp

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025, nhiều đại biểu đánh giá công tác tư pháp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của Bộ, ngành, địa phương đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể để đưa công tác tư pháp tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.

Chị Lưu Thị Thu Huyền: Hơn 20 năm tận tuỵ đưa pháp luật đến với người dân thành phố Cảng

Trưởng phòng PBGDPL Lưu Thị Thu Huyền (ngoài cùng bên trái) phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại cảng cá Trân Châu, huyện Cát Hải.
(PLVN) - Ở Hải Phòng nói đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dù ở cấp xã hay cấp huyện, mọi người đều nhắc đến chị Lưu Thị Thu Huyền – Trưởng phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật , Sở Tư pháp TP Hải Phòng . Người cán bộ với sự tận tâm, trách nhiệm trong công việc, nỗ lực hết mình để hoàn thành “sứ mệnh” đưa pháp luật đến với người dân.