Tham nhũng vẫn dai dẳng với “chủ nghĩa vị thân”

Một vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử.
Một vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử.
(PLO) - Mặc dù có những chỉ đạo từ cấp cao nhất nhưng kết quả khảo sát năm 2014 cho thấy, tham nhũng dù nhỏ vẫn còn tồn tại dai dẳng. Tình hình tham nhũng và hối lộ trong khu vực công vẫn còn là vấn đề thường trực và có xu hướng gia tăng ở nhiều ngành, lĩnh vực.

Những số liệu về chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2014 (PAPI 2014) vừa được công bố tiếp tục cho thấy phòng, chống tham nhũng vẫn phải là ưu tiên hàng đầu trong những nỗ lực phát triển.
“Chủ nghĩa vị thân” chi phối quan hệ xã hội
Biểu hiện đáng lo ngại là công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công vẫn còn là mục tiêu khó đạt dù dã tiến hành cải cách khu vực này. Năm 2014, theo đánh giá của người dân về tầm quan trọng của việc thân/quen người có chức, có quyền khi xin việc vào 5 vị trí cấp xã/phường (công chức địa chính, tư pháp, công an, giáo viên tiểu học công lập và nhân viên văn phòng UBND), “chủ nghĩa vị thân” còn rất phổ biến ở tất cả các tỉnh/TP và dường như đã thành vấn đề phổ biến trong hệ thống nhà nước, thậm chí ở cấp chính quyền thấp nhất, là một phần rất quan trọng đối với những người mong muốn theo đuổi sự nghiệp trong khu vực này. 
Trong 5 thành phố (TP) trực thuộc trung ương, tuyển dụng công chức, viên chức ở TP.HCM và Đà Nẵng có xu hướng minh bạch hơn so với Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ – 3 TP thuộc về nhóm 15 tỉnh đạt điểm thấp nhất ở các tiêu chí này. Ở Thái Nguyên chỉ có 12% số người được hỏi thừa nhận không cần phải đưa “lót tay” mới xin được việc làm trong khu vực công. Nhưng ở Hà Giang thì không có vị trí nào trong 5 vị trí trong chính quyền và dịch vụ công ở cơ sở là không cần đến quan hệ cá nhân.
So với kết quả khảo sát năm 2013, số người dân đồng ý với nhận định “cán bộ chính quyền không dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng”, “không phải chi thêm tiền để được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, “không chi thêm tiền để nhận được giấy phép xây dựng” có xu hướng giảm đi. Các tỉnh, thành phía Nam và miền Trung vẫn là những nơi được người dân cho là các hiện tượng tham nhũng nêu trên ít xảy ra hơn.
Song phổ biến là hiện tượng người dân phải chi thêm ngoài qui định khi sử dụng dịch vụ giáo dục công lập, dịch vụ bệnh viện tuyến huyện. Giải quyết vấn đề hối lộ ở các trường tiểu học vẫn còn là thách thức lớn đối với các tỉnh, thành. Ở khoảng 30 tỉnh, TP, tỷ lệ người trả lời cho biết không có hiện tượng “bồi dưỡng” ngoài qui định cho giáo viên trường tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn, dao động từ 12,38 - 36,5%.
Minh họa nguồn internet.
Minh họa nguồn internet. 
Dân vẫn “nản” không tố cáo tham nhũng
Tỷ lệ người được hỏi đánh giá chính quyền cấp tỉnh nghiêm túc trong xử lý các vụ việc tham nhũng được phát hiện ở địa phương là 38,7%, tăng so với năm 2011 (34%), tương đương năm 2013. Tuy nhiên vẫn còn 1/4 người được hỏi cho rằng chính quyền chưa nghiêm túc trong việc này và 2/3 người được hỏi không biết có nghiêm túc hay  không.
Vì thế, vẫn có đến 56% người được hỏi không tố cáo tham nhũng vì cho rằng tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì. Kể từ năm 2011, chính quyền cấp tỉnh miền Trung và phía Nam được người dân đánh giá về hiệu quả kiểm soát tham nhũng cao hơn so với các tỉnh phía Bắc. Nỗ lực kiểm soát tham nhũng ở cấp tỉnh năm 2014 chưa đem lại hiệu quả, thậm chí có phần hạn chế hơn so với 3 năm trước.
Vì vậy, tại buổi họp báo về công tác thanh tra quý I/2015, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đánh giá, nhận định của PAPI 2014 rằng “tình hình tham nhũng còn nghiêm trọng”  là phù hợp với đánh giá nhận định các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Do đó, trong năm 2015, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Hiến pháp mới và yêu cầu hội nhập quốc tế.
Đặc biệt, trong  lần tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham những tới đây, các cơ quan chức năng sẽ rà soát lại hệ thống các biện pháp phòng ngừa, các thiết chế phát hiện, các chế tài xử lý tham nhũng. “Bắt đầu từ việc sửa đổi Bộ luật Hình sự, Thanh tra Chính phủ đang tích cực phối hợp với Ban soạn thảo bổ sung các chế định mới làm nền tảng cho việc hình thành Luật Phòng, chống tham nhũng sau này” – ông Lượng cho biết. 

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.