Lật mặt kẻ giả danh dân chủ, nói sàm và... nói ngược Nguyễn Hữu Vinh!

Nguyễn Hữu Vinh và trang web Anh Ba Sàm. Ảnh: Khánh Tùng
Nguyễn Hữu Vinh và trang web Anh Ba Sàm. Ảnh: Khánh Tùng
(PLO) - Như đã đưa tin, ngày 5/5, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Sự kiện này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, trong đó nổi lên những ý kiến ngược hết sức phi lý, gán ghép việc bắt giữ này cho những vấn đề nhạy cảm khác. Vậy, blogger Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh là ai? Sự vô lý trong những ý kiến xuyên tạc, gán ghép là như thế nào? 
Khoảng năm 2009, trên mạng Internet lần đầu tiên xuất hiện một trang blog có tên “anhbasam” mà ngay khi vừa xuất hiện, trang blog này đã thu hút sự chú ý của nhiều người thường xuyên truy cập Internet, thậm chí có ngày đã đạt lượng truy cập hàng trăm nghìn lượt. 
Tuy nhiên, với nhiều tin, bài xuyên tạc tình hình kinh tế, xã hội cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước ta, blog “anhbasam” đã nhanh chóng hiện nguyên hình là một trang mạng phản động, mượn danh dân chủ mà xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Nguyễn Hữu Vinh là ai?
Người đứng ra lập blog, viết bài và đăng tải trên trang mạng anhbasam chính là Nguyễn Hữu Vinh, 58 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội; trú tại Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Giúp việc đắc lực theo chỉ đạo của Vinh là Nguyễn Thị Minh Thúy (34 tuổi) trú tại Khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.
Nguyễn Hữu Vinh sinh trưởng tại Hà Nội, vốn thuộc một gia đình có thể xem là “danh gia vọng tộc”. Thân sinh của Vinh là cụ Nguyễn Hữu Khiếu (sinh năm 1915, mất năm 2005) nguyên là Ủy viên T.Ư Đảng các khóa III và IV, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước như Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trưởng ban Nông nghiệp T.Ư, Bộ trưởng Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Bí thư Ban Cán sự Đảng ngoài nước…
Con nhà gia giáo, Vinh học cấp 3 tại Trường Chu Văn An rồi sau đó vào học tại Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh nhân dân) từ năm 1974 đến năm 1979. 20 năm trong ngành an ninh, Vinh được giao nhiệm vụ công tác tại nhiều đơn vị khác nhau, được biệt phái công tác tại Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao). 
Tuy nhiên, tháng 11/1999 Vinh xin ra khỏi ngành Công an và năm sau đó lập hồ sơ xin thành lập Công ty TNHH Điều tra và Bảo vệ V (viết tắt là VPI); trụ sở Cty này được đặt tại số 5, ngách 2 ngõ 4D Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
Có thể nói, Nguyễn Hữu Vinh là một trong số những người tiên phong đi đầu trong việc lập Cty thám tử tư, khai thác một thị trường mà ở thời điểm 1999 còn rất mới mẻ, chưa ai ở Việt Nam bước chân vào. Sự cởi mở, thông thoáng của Luật Doanh nghiệp cho phép công dân Việt Nam có thể buôn bán, làm ăn mọi thứ miễn pháp luật không cấm. Công ty thám tử của Nguyễn Hữu Vinh đã từng có một thời gian làm ăn khấm khá và chắc sẽ còn khấm khá hơn nếu Vinh không “tự diễn biến” và “lái” mình sang một ngã rẽ khác đầy nguy hiểm và tội lỗi…
Blog anhbasam – Diễn đàn nguy hiểm
Như đã nói ở trên, sau ít năm làm ông chủ điều hành công ty thám tử tư, Nguyễn Hữu Vinh dường như “chưa thỏa” cái chí muốn tự khẳng định mình. Năm 2009, Nguyễn Hữu Vinh “sáng lập” ra trang thông tin cá nhân “anhbasam” với khẩu hiệu “phá vòng nô lệ” đặt ngay trên đầu trang. Trong trang này, Vinh đã liên tục có những tin, bài xuyên tạc lịch sử, bôi xấu chế độ, kích động chống phá chủ trương của Đảng và Nhà nước. 
Trong các bài viết của mình, Nguyễn Hữu Vinh không giấu giếm ý định hô hào, cổ động tạo ra một diễn đàn chống Việt Nam trên mạng Internet. Vinh cũng rất tích cực góp tiếng nói ủng hộ, kích động các hoạt động chống đối tại Việt Nam, là thành viên tham gia tích cực cái gọi là “Mạng lưới Blogger Việt Nam” - một nhóm bất hợp pháp bao gồm những người như Nguyễn Hữu Vinh. 
Nghiêm trọng hơn nữa, theo một số thông tin cho biết, Nguyễn Hữu Vinh còn kết nối quan hệ với Việt Tân - một tổ chức ở Mỹ chuyên chống Việt Nam - thông qua “cầu nối”  Đinh Ngọc Thu – một thành viên của Việt Tân, nhận sự  chỉ đạo trực tiếp, đạo diễn của Thu cho những bài viết chống Việt Nam trên trang Blog của mình.
Khi mà trang “anhbasam” bị để ý bởi sự nổi tiếng vì nhiều lượt truy cập, với hiểu biết của một cựu sĩ quan an ninh, Nguyễn Hữu Vinh bắt đầu áp dụng chiêu “ném đá giấu tay” bằng việc mượn người để chỉ đạo xử lý bài vở, đưa bài lên mạng đồng thời cho “khai sinh” những trang mạng khác như “danquyen” và “chepsuviet” với 12 địa chỉ tên miền, đăng tải hàng chục nghìn bài viết mang luận điệu chống phá, đi ngược lại những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước với sự giúp sức tích cực của Nguyễn Thị Minh Thúy. Được biết, Thúy từng là kế toán của Cty TNHH Điều tra và Bảo vệ VPI  do Vinh làm Giám đốc; sau này thường xuyên làm nhiệm vụ xử lý bài vở và đưa lên mạng theo sự chỉ đạo của Vinh. 
Tuy nhiên, chiêu “ném đá giấu tay” của Vinh đã không thành công. Sau một thời gian dài theo dõi, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết, cơ quan an ninh đã có đủ căn cứ chứng minh Nguyễn Hữu Vinh chính là kẻ đứng đằng sau 12 địa chỉ tên miền “anhbasam”, “danquyen” và “chepsuviet”. Khi bị bắt khẩn cấp và khám xét, Vinh và Thúy còn đang giữ liên lạc email với nhiều trang mạng phản động ở nước ngoài, giữ liên lạc với Đinh Ngọc Thu – một Việt kiều Mỹ, thông tín viên của Đài RFA - đã và đang điên cuồng tổ chức, tập hợp lực lượng chống lại Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trơ trẽn những giọng điệu xuyên tạc, kích động
Ngay sau khi thông tin bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh được thông báo rộng rãi, bên cạnh nhiều ý kiến đánh giá cao chiến công của lực lượng an ninh, đã nổi lên một vài ý kiến với giọng điệu xuyên tạc, kích động hết sức trơ trẽn. 
Ở một số trang mạng, người ta thấy nổi lên ồn ào những lời kêu gọi ủng hộ, trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh, bất chấp những hành vi vi phạm pháp luật đã rất cụ thể, rõ ràng của đối tượng này. Đặc biệt, trang RFI đã đăng bài “Nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh: Vụ bắt Anh Ba Sàm đặt ra nhiều câu hỏi” với nội dung hết sức xuyên tạc. Thanh Phương  - tác giả của bài viết - xuyên tạc rằng: “Nguyễn Hữu Vinh bị bắt đặt ra nhiều câu hỏi, là phải chăng có sự liên hệ nào đó với tình hình trên biển Đông?”. 
Luận điệu xuyên tạc này chỉ có thể lòe được những người thiếu thông tin hay sẵn có cái nhìn định kiến với tình hình thời sự mà thôi. Sự thực là, Nguyễn Hữu Vinh đã có cả một quá trình dài liên tục đăng tải các bài viết xuyên tạc tình hình trong nước, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước, kêu gọi kích động dư luận phản kháng chủ trương, chính sách… Vinh bịa đặt trắng trợn những “trang sử”, chắp nối những câu chuyện vô căn cứ rồi quy trách nhiệm lịch sử cho lãnh tụ Hồ Chí Minh; nhiều vị cố lãnh đạo Đảng Cộng sản như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn… cũng bị đưa lên “chép sử” để bêu riếu, xúc phạm bằng những lời lẽ châm chọc, đả kích…
Vinh còn tự cho mình cái quyền phán rằng người này “thân Mỹ”, người kia “thân Tàu” mà cố tình phớt lờ một sự thật rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện chính sách ngoại giao đa phương, làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi! Tất cả những bài viết của Vinh không hề hướng đến “nâng cao dân trí và mở rộng quyền tự do thông tin” như chính Vinh vẫn tự tô vẽ mà còn cấu kết với Đinh Ngọc Thu xây dựng, dẫn dắt dư luận hòng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Trước khi bắt giữ Vinh, cơ quan công an đã nhiều lần thực hiện tiếp xúc, vận động, thuyết phục, giáo dục nhằm đưa Nguyễn Hữu Vinh quay trở lại con đường đi đúng đắn song Vinh đã cố tình lao sâu hơn về phía đối nghịch. Việc bắt giữ Vinh và Thúy ngày 5/5 là việc cực chẳng đã sau rất nhiều nỗ lực “chữa bệnh cứu người” của các cơ quan chức năng. Đây là việc thực thi chức trách bình thường của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoàn toàn không có “mối liên hệ” nào với sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD -981 ngoài khơi biển Đông. 
Nguyễn Hữu Vinh – bên cạnh những bài viết chống phá Nhà nước Việt Nam – lại chẳng có bài nào có giọng điệu “nói xấu, chống Trung Quốc”, thế thì tại sao lại gán ghép, xuyên tạc rằng việc bắt giữ anh ta là vì anh ta “chống Trung Quốc”? Nếu Nhà nước ta thực sự muốn “chặn họng những người chống Tàu”- như giọng điệu một số trang mạng đang rêu rao xuyên tạc việc bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh – thì làm sao có một cuộc họp báo quốc tế hôm 7/5 công bố rõ với thế giới những hành vi ngang ngược của phía Trung Quốc ở biển Đông? Làm sao có việc báo chí trong nước đồng loạt lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc, chỉ rõ cương vực hợp pháp của Việt Nam, đòi hỏi Trung Quốc phải ngừng ngay các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam?
Tự do ngôn luận được Hiến pháp nước ta bảo hộ, nhưng không có nghĩa là thích nói gì thì nói. Tự do ngôn luận nhưng cần tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quan trọng hơn, phải nói đúng, nói trúng. Những kẻ nói bậy, nói sàm, nói ngược bất chấp mọi sự đúng đắn, khách quan như Nguyễn Hữu Vinh cần được loại trừ, ngăn chặn kịp thời, trả lại sự trong lành, tiến bộ của dư luận trong và ngoài nước...

Đọc thêm

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.