Mốc son lịch sử

Mốc son lịch sử
(PLO) - Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam là dựng nước và giữ nước. Những trang sử oai hùng nhất là sự thể hiện và ghi nhận chiến công đánh giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Từ huyền sử nỏ thần đến chính sử Bà Trưng, Bà Triệu, từ Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938, mở nền độc lập cho đất nước đến Quang Trung đại phá quan Thanh năm 1789, thống nhất giang sơn và giữa hai mốc lớn lịch sử đó là nhà Lý đánh quân Tống, nhà Trần diệt giặc Nguyên, nhà Lê đuổi quân Minh đều là những chiến công hiển hách, vang dội non sông.

Chiến thắng 30/4/1975 là sự tái hiện trọn vẹn lịch sử của những chiến tích hào hùng đó. Có bước chân thần tốc của những nghĩa quân Tây Sơn, có sự hào hùng oai phong của những anh hùng dân tộc “Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc/Hưng Đạo Vương diệt quân Nguyên trên sóng vỗ Bạch Đằng”, có sự khốc liệt của chiến tranh “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/Miền Trà lân trúc chẻ tro bay” và có một kết thúc trọn vẹn “Xã tắc hai lần bon ngựa đá/ Non sông vạn thuở vững âu vàng”.

Chiến thắng 30/4 thống nhất đất nước, non sông quy về một mối đồng thời kết thúc một thời kỳ lịch sử mà chiến tranh tiếp nối chiến tranh kể từ khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta, đổ quân lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) vào rạng sáng ngày 1/9/1858. Tiếp đó là cuộc chiến chống lại sự xâm lược ngoại lai của nhà Nguyễn và tiêu biểu là phong trào Cần Vương rồi liên tục các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chế độ thực dân.

Năm 1945, chúng ta vừa giành được độc lập lại bước nagy vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp “Chín năm làm một Điện Biên/Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Hòa bình chưa được bao lâu thì chiến tranh trên không, trên bộ, trên toàn lãnh thổ chống quân xâm lược Mỹ. Vì thế, ngày 30/4/1975 là một mốc son lịch sử, khép lại hơn một thế kỷ chiến tranh và mở ra một thời kỳ mới trên Tổ quốc của chúng ta.

Chiến thắng 30/4 không phải là kết quả của một cuộc nội chiến mà là trận cuối quét sạch tàn dư của chế độ ngoại bang xâm lược, kết thúc một thời kỳ dài của chủ nghĩa thực dân. Không thể có hòa bình thực sự nếu chỉ có kết quả trên bàn đàm phán, Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và Hiệp định Paris năm 1972 đã được hiện thực hóa bằng chiến thắng này!

Đã 42 năm trôi qua nhưng dấu ấn của ngày 30/4/1975 còn mãi như một mốc son chói lọi của lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó là chiến thắng của cả dân tộc chứ không của riêng phe phái nào cả, được đánh đổi bằng máu xương của cả triệu đồng bào. Niềm vui Bắc Nam sum họp là vô giá, đất nước liền một dải là đã làm thỏa nguyện ước mong cháy bỏng của bao người. Một dân tộc yêu chuộng hòa bình là một dân tộc không hề sợ chiến tranh.

Lịch sử của dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Ngày hôm nay, đất nước thống nhất, dân tộc hòa hợp là kết quả kết tinh của bao xương máu. Hiểu rõ điều đó, chúng ta càng biết trân trọng sự hy sinh của những người ngã xuống bảo vệ giang sơn này và chung tay xây dựng một đất nước hòa bình, no ấm, hướng tới một tương lai tươi đẹp!

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.