Việt Nam kêu gọi không quân sự hóa vấn đề Biển Đông

(PLO) - “Việt Nam luôn kêu gọi không quân sự hóa, kiềm chế, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và xây dựng một COC thực chất và hiệu lực”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng SOM ASEAN Việt Nam – phát biểu tại cuộc họp lần thứ 16 Quan chức Cấp cao (SOM) ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Theo Bộ Ngoại giao, từ ngày 25 đến ngày 26/11/2018, tại Manila, Philippines, các Quan chức Cấp cao (SOM) ASEAN-Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp lần thứ 16 về thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). 

Với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Philippines đã cùng Trung Quốc đồng chủ trì cuộc họp lần này. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia các hoạt động trong khuôn khổ cuộc họp. 

Trước đó, từ 24 - 25/10, Nhóm công tác chung (JWG) ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC cũng đã họp lần thứ 26. Tại các cuộc họp này, ASEAN và Trung Quốc trao đổi về tình hình Biển Đông, kiểm điểm tiến trình thực hiện DOC và xây dựng văn kiện COC. 

Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc tại cuộc họp.
Quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc tại cuộc họp.

Về tình hình Biển Đông và kiểm điểm thực hiện DOC, nhiều nước bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng quân sự hóa, các hoạt động đơn phương và nhất là nguy cơ xảy ra va chạm giữa lực lượng vũ trang trên biển của các nước. Trong bối cảnh đó, hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông thông qua đối thoại và hợp tác, đẩy mạnh thực hiện đầy đủ DOC và nỗ lực hơn nữa trong xây dựng một COC thực chất, hiệu quả, có hiệu lực và phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. 

Nhân dịp này, SOM ASEAN-Trung Quốc nhất trí gia hạn Kế hoạch hành động thực hiện DOC (giai đoạn 2016-2021). Về xây dựng COC, các nước ghi nhận những nỗ lực của JWG trong đàm phán văn kiện này, nhất trí JWG cần duy trì đà trao đổi, tích cực thảo luận, tạo cơ sở tiếp tục đàm phán hiệu quả thời gian tới.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhận định tình hình Biển Đông hiện nay có nguy cơ dẫn đến những sự cố nghiêm trọng, ngoài mong muốn, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực và thế giới. Nguyên nhân là sự gia tăng quân sự hóa và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Do vậy, Việt Nam luôn kêu gọi không quân sự hóa, kiềm chế, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và xây dựng một COC thực chất và hiệu lực. 

Chia sẻ thêm về tiến trình đàm phán xây dựng COC, Thứ trưởng cho rằng ngoài các hiểu biết chung, văn kiện này còn cần cân bằng, có tính đến lợi ích của các bên, vạch ra các nguyên tắc, định hướng và phương thức cho các hoạt động hợp tác và tạo khuôn khổ cho duy trì đối thoại trên Biển Đông trong tương lai.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.