Grab và Uber bị phạt gần 10 triệu USD tại Singapore vì vụ sáp nhập

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Giới chức Singapore ngày 24/9 đã phạt Grab và Uber 10 triệu SGD (tương đương 9,51 triệu USD) vì vi phạm luật cạnh tranh khi tiến hành thương vụ sáp nhập hồi tháng 3 vừa qua.

Theo CNA, hồi tháng 3 vừa qua, Uber đã bán thị phần của hãng tại khu vực Đông Nam Á cho Grab để đổi lấy 27,5% cổ phần tại Grab. 

Tuy nhiên, thỏa thuận này đã đưa hai hãng xe đi chung lớn nhất tại khu vực vào “tầm ngắm” của giới chức nhiều quốc gia, trong đó có Ủy ban Cạnh tranh và tiêu dùng Singapore (CCCS) - nơi đặt trụ sở Grab.

Ngay sau khi thương vụ được công bố, CCCS đã thông báo sẽ tiến hành điều tra về việc liệu các giao dịch nói trên có vi phạm lệnh chống độc quyền hay không.

Trong kết luận điều tra vừa được công bố, CCCS cho rằng Grab đã tăng giá sau thỏa thuận hoán đổi thị phần lấy cổ phần, qua đó loại bỏ đối thủ cạnh tranh gần nhất. Theo Ủy ban này, giá cước của Grab đã tăng từ 10 tới 15% sau thỏa thuận mua bán nói trên. 

Thêm vào đó, CCCS còn cho biết đã nhận được nhiều đơn khiếu nại từ cả người đi xe và lái xe về cước phí và hoa hồng của Grab. 

Ủy ban này cũng nhấn mạnh những thay đổi của Grab trong chương trình GrabRewards, như giảm số điểm mà người dùng ứng dụng nhận được trên tổng chi tiêu cũng như giảm số lượng và mức độ thường xuyên của các chương trình khuyến mại và thưởng thêm mà các lái xe nhận được.

Cùng với đó, CCCS cũng cho rằng với việc nắm trong tay 80% thị phần và có tác động mạnh, Grab cũng khiến những đối thủ cạnh tranh của hãng này gặp nhiều trở ngại trong việc tăng quy mô và phạm vi hoạt động.

Grab cũng bị kết luận đã áp đặt các nghĩa vụ độc quyền với các hãng taxi, các đối tác cho thuê xe hay với một số lái xe, gây cản trở cho việc cạnh tranh của các đối thủ.

Với kết luận như vậy, CCCS đã quyết định phạt Grab và Uber tổng cộng 13 triệu SGD (9,51 triệu USD), trong đó Uber chịu phạt 6,58 triệu SGD còn Grab bị phạt 6,42 triệu SGD.

Ngoài khoản phạt, UCCS cũng yêu cầu Grab thực hiện một số biện pháp nhằm giảm giá cước và tạo cơ hội cạnh tranh cho các đối thủ khác, bao gồm khôi phục lại mức giá trước khi sáp nhập và cho phép lái xe của hãng sử dụng những nền tảng chia sẻ xe khác...

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.