Từ khóa: #nhà văn

Nghệ sĩ hài Tí Nị: Chân hoại tử vẫn chống gậy lên sân khấu mua vui kiếm miếng ăn

Nghệ sĩ hài Tí Nị
(PLO) - Khi đã ở tuổi ngoài tứ tuần, những vở cải lương nức tiếng một thời cũng đã đi vào quên lãng, người nghệ sĩ ấy vẫn đêm đêm đến các quán nhậu để ca hát kiếm tiền nuôi con gái ăn học và đỡ đần cha mẹ già yếu. Tí Nị lên sân khấu mua vui trong khi đôi chân đang dần bị hoại tử không tiền chạy chữa. 

Chuyện ít người biết về tác giả bài thơ Chùa Hương

Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp
(PLO) - Cha ông ta có câu, “giỏ nhà ai, quai nhà nấy” thật có sai bao giờ. Cứ xem, ông Nguyễn Văn Vĩnh có một sự nghiệp lẫy lừng đến vậy, con cái ông cũng nhiều đó chứ, mà có ai theo nghiệp cha? Nhưng đứt dòng chữ nghĩa thì không, vì còn đó Nguyễn Nhược Pháp. 

Phạm Duy Tốn – Khai mở lối văn tả chân

Phạm Duy Tốn
(PLO) -Sinh thời cũng như khi mất đi, Phạm Duy Tốn được độc giả biết đến nhiều qua “Sống chết mặc bay”, và vị trí của ông trên văn đàn được xác lập rõ lắm. Ấy nhưng, nhà văn họ Phạm cũng từng tham gia vào hoạt động chính trị buổi ấy, dẫu không có dấu ấn như nghiệp cầm bút. 

Sự tử tế của nhà văn trẻ sống cùng... 'gái điếm'

Nguyễn Văn Học tại Lào Cai
(PLO) -Mộc mạc, trí thức và hầu như không “chém gió” bao giờ là những ấn tượng ban đầu mà Nguyễn Văn Học dễ gây cho người đối diện. Khi tiếp xúc, chẳng mấy ai không gật gù thừa nhận anh là người tử tế. Sự tử tế trong cách sống và ngòi bút. 

Phạm Quỳnh: Chuyện Nhà văn hóa sa chân …nghiệp chính trị

 Phạm Quỳnh trong biệt thự Hoa Đường bên sông An Cựu, Huế năm 1945.
(PLO) -Là một trong “Tứ kiệt Hà thành” buổi đầu thế kỷ XX, ông Phạm Quỳnh chứng tỏ được tài năng, tầm ảnh hưởng to lớn của mình trên địa hạt văn hóa. Nhưng tham vọng của họ Phạm không dừng ở đó, ông tiến sâu hơn vào nghiệp chính trị. Và điều đó có đáng tiếc hay không, thôi thì mưa gió thời gian sẽ thẩm định vậy. 

Lights out - Sự thực như mộng ảo…

Cậu bé Martin (Gabriel Bateman đóng) thương mẹ vô cùng, dũng cảm sử dụng ánh nến chập chờn để chống lại bóng đen kinh dị.
(PLO) -Phim “Lights out” (đang chiếu rạp Việt với tên gọi Ác mộng bóng đêm) tuy có cốt truyện đơn giản, ngắn gọn, đề cao tình cảm gia đình, đức hy sinh của người mẹ, nhưng nhiều cảnh khiến khán giả dựng tóc gáy. Và điều đặc biệt là các hiện tượng trong phim đều bắt nguồn từ thực tế, có thể giải thích dưới ánh sáng khoa học. 

Nhạc sĩ Phú Quang: “Sống nửa vời nghĩa là sống hoài, sống phí”

Nhạc sĩ Phú Quang: “Sống nửa vời  nghĩa là sống hoài, sống phí”
(PLO) - Phú Quang là người ưa triết lý. Những chiêm nghiệm của ông bao giờ cũng được đúc kết bằng những câu nói có nhiều lớp lang, không phải không có lúc làm mệt đầu óc những người ưa thích lối đi đơn giản. Thậm chí có người ghét ông vì điều đó. Nhưng ngay cả điều đáng ghét ấy cũng chính là điểm đáng yêu trong tính cách của ông, tạo nên màu sắc riêng biệt của người nhạc sĩ tài hoa với những tình khúc bất hủ.

Chuyện vang động một thời của “tứ kiệt” đất Hà thành

Nguyễn Văn Vĩnh (phải) cùng Phạm Duy Tốn, Phạm Quỳnh (giữa)
(PLO) - Nói đến tài năng của Nguyễn Văn Vĩnh, một trong "tứ kiệt" đất Hà Thành, cứ lấy những thành tựu mà ông thực hiện được ở nhiều lĩnh vực trong đời làm bằng thì chẳng còn gì thuyết phục hơn. Và những câu chữ của bài viết này, hẳn chưa đủ để diễn tả hết những dấu ấn của ông. 

Chuyện về nguyên mẫu trong hai bài thơ tình Xuân Diệu

Hình minh họa
(PLO) -Tháng 5/1967, Khoa văn Trường Đại học Sư phạm Vinh chúng tôi (lúc đó trường mang tên “Trường Văn hóa 12/9”) sơ tán tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa mời nhà thơ Xuân Diệu đến nói chuyện. Những cuộc nói chuyện thơ tại các khóa trong khoa chúng tôi, nhà thơ Xuân Diệu thể hiện không những mình là nhà thơ tài ba mà còn là một nhà văn hóa lớn. Giọng nói của ông sang sảng và phong thái rất hùng biện.  

Ngày báo chí, mạn đàm chuyện bút danh

Riêng chuyện bút danh của nhà báo cũng có rất nhiều chuyện để kể.
(PLO) - Nhà văn, nhà báo từ xưa tới nay  khi đã sử dụng một “bút danh” nào đó thì người viết đã có chủ ý riêng của mình. Có những “bút danh” trở thành “bí danh” nếu không phải là quen thân hoặc người cùng nghề, cùng làng văn, làng báo, làng thơ với nhau thì không thể biết được tên thật của tác giả. 

Tự sự chuyện nghề của một nhà báo kỳ cựu: Mài mực bằng mồ hôi và nước mắt

Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc First News Trí Việt cùng chuỗi café Passio và nhà báo Lê Khắc Hoan giới thiệu cuốn sách.
(PLO) - Nghề báo, với những người làm báo chân chính chưa bao giờ là một nghề dễ dàng, đó là một cái “nghiệp” mà những người làm báo tâm huyết phải gắn bó suốt đời, với bao trăn trở suy tư, gian lao, vinh nhục. Tất cả những điều này đã được một nhà báo – nhà giáo khắc họa một cách sống động, chân thực và dí dỏm qua tác phẩm “Làm báo – mực mài nước mắt” vừa mới phát hành đúng dịp 21/6 – Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Nguyệt thực- góc nhìn đa chiều về nghề báo

Nguyệt thực
(PLO) -Hoạt động báo chí nước nhà ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội và góp phần quan trọng vào tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới. Kịch bản “Nguyệt thực” được viết bởi một nhà báo, nhà văn, biên kịch lâu năm, giàu kinh nghiệm Chu Thu Hằng. Chính vì thế, những câu chuyện và tình tiết về nghề báo và người làm báo trong phim rất sống động và chân thực.

Đây là chuyện về việc tôi đã thần tượng mẹ mình như thế nào

Chân dung mẹ qua nét vẽ của tác giả
(PLO) - Tôi bắt đầu viết năm tám tuổi. Ngoài chuyện viết lách ra thì tôi không phải một đứa tám tuổi nổi bật. Dù sao thì chỉ từ khi tám tuổi một đứa trẻ mới có cá tính rõ rệt; tôi-tám-tuổi, cũng giống như mọi người, bắt đầu xây dựng mình bằng từng nắm đất một. Viết chỉ vô tình là một trong những nắm đất đó mà thôi.

“Có tiếng người trong gió” và những ám ảnh

“Có tiếng người trong gió” và những ám ảnh
(PLO) - Tác phẩm mới nhất của nhà văn trẻ Nguyễn Xuân Thủy (ảnh) “Có tiếng người trong gió” đã chạm đến tận cùng của nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau của người đọc. Ba cuốn tiểu thuyết, mỗi cuốn một phong cách, một đề tài và dường như đều trút hết toàn bộ “vốn liếng” vào mỗi cuốn, hiện tại Nguyễn Xuân Thủy đang nổi lên là một nhà văn trẻ có bút lực dồi dào, mạnh mẽ.