Mỹ - Hàn không đạt được thỏa thuận về chia sẻ kinh phí hoạt động quân sự

Quân đội Mỹ - Hàn trong một cuộc diễn tập chung. Ảnh: WSJ/VnExpress
Quân đội Mỹ - Hàn trong một cuộc diễn tập chung. Ảnh: WSJ/VnExpress
(PLO) - Mỹ và Hàn Quốc đã không đạt được sự đồng thuận về việc tăng số tiền đóng góp của Hàn Quốc trong việc duy trì Các lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK).

Theo Reuters, thông tin trên được một quan chức trong Chính phủ Hàn Quốc tiết lộ. Theo vị quan chức này, trong 3 ngày kể từ ngày 11/12 vừa qua, giới chức Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành vòng đàm phán thứ 10 về chia sẻ chi phí quân sự. Tuy nhiên, tại cuộc họp, 2 bên đã không đạt được sự đồng thuận về một bản thỏa thuận chia sẻ chi phí thay thế bản thỏa thuận sẽ hết hạn trong năm nay.

Theo thỏa thuận hiện hành, Hàn Quốc đang trả 960 tỷ won (tương đương 850 triệu USD) nhưng Mỹ muốn Hàn Quốc tăng mạnh phần đóng góp của nước này. Một số nguồn tin cho biết, Mỹ muốn Hàn Quốc tăng khoản đóng góp lên thành 1,2 tỉ USD.

Nếu 2 bên không thể đạt được thỏa thuận trong 2 tuần tới, nhiều khả năng hàng nghìn nhân viên người Hàn Quốc làm việc tại căn cứ quân đội Mỹ ở Hàn Quốc sẽ phải nghỉ phép không lương vì không có tiền để chi trả cho hoạt động của họ. 

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.