Mỹ làm cách nào dể 10 năm giảm 90% ca nhiễm HIV?

 Ảnh minh họa về virus HIV.
Ảnh minh họa về virus HIV.
(PLVN) - Hãng tin CNN đưa tin, mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra một chiến dịch nỗ lực bằng mọi cách để trong 5 năm tới giảm 75% và trong 10 năm giảm tới 90% số ca nhiễm HIV tại đất nước này. 

“Trong những năm gần đây, chúng ta đã đạt được những tiến bộ đáng mừng trong cuộc chiến chống lại đại dịch HIV/AIDS. Những đột phá trong nghiên cứu khoa học đã mang giấc mơ xa vời trở thành điều có thể thực hiện trong tầm tay”, Tổng thống Trump tuyên bố.

Ông nói: “Tôi sẽ yêu cầu Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đưa ra cam kết chi ngân sách để loại bỏ hoàn toàn đại dịch HIV ra khỏi nước Mỹ trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên không chỉ chính phủ, các cơ quan chức năng, người dân nước Mỹ cũng cần chung tay đánh bại HIV/AIDS”.

Nỗ lực chấm dứt đại dịch HIV

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, có khoảng 40.000 trường hợp nhiễm HIV mới mỗi năm ở Mỹ, con số này đã giảm đáng kể từ khi đại dịch HIV hoành hành. Và tính đến nay có khoảng 1,1 triệu người Mỹ đang sống chung với HIV.

Phía Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ chia sẻ rằng, hiện nay hầu hết các trường hợp nhiễm HIV đang tập trung cao ở một số “khu vực nóng” trên nước Mỹ, nơi có số ca nhiễm HIV cao. Cụ thể, hơn 50% các trường hợp nhiễm HIV mới được chẩn đoán trong khoảng thời gian từ 2016-2017 nằm ở 48 quận trên cả nước như Columbia, San Juan và Puerto Rico…

Theo kế hoạch của Tổng thống Trump, chính phủ Mỹ sẽ tài trợ cho các chương trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu nhằm xác định và theo dõi sự lây lan của HIV ở các khu vực “nóng”, từ đó nỗ lực ngăn ngừa và điều trị HIV. 

Tiến sĩ Scott Gottlieb, Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bày tỏ quan điểm đồng tình kế hoạch này của Tổng thống Donald Trump, “Kế hoạch chấm dứt đại dịch HIV là một trong những sáng kiến y tế cộng đồng quan trọng nhất mà chính phủ và người dân nước Mỹ cần chung tay cùng nhau hành động”.

Tiến sỹ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID) cho biết, “Điều quan trọng nhất trong chiến dịch này là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Chỉ cần ở mỗi khu vực “nóng” các cơ quan chức năng phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ, chắc chắn phần trăm thành công của chiến dịch sẽ lớn hơn rất nhiều.

Hiện tại, điều chúng tôi mong muốn là có thể xác định được tất cả những bệnh nhân nhiễm HIV, đưa họ đi điều trị khỏi loại virus quái ác vốn tưởng như vô phương cứu chữa này. Chỉ có như vậy chiến dịch này mới thực sự có thể chấm dứt hoàn toàn”.

Giấc mộng toàn cầu

Rất nhiều chuyên gia y tế hoan nghênh kế hoạch này, nhưng một số cũng đưa ra lời chỉ trích Nhà Trắng, rằng trong quá khứ đã cắt giảm tài trợ cho các chương trình ngăn chặn và điều trị HIV/AIDS và hy vọng cam kết mới của Tổng thống Trump sẽ được thực hiện quyết liệt. Hành động phải mạnh mẽ hơn lời nói.

Cụ thể như tại Thành phố New York, hiện tỷ lệ nhiễm HIV đã đạt đến mức thấp nhất trong lịch sử và đây là tiền đề để Thị trưởng Bill de Blasio tiến tới mục tiêu xóa sổ HIV ở thành phố này vào năm 2020. Hiện chính quyền thành phố, cùng với cộng đồng xã hội đang nỗ lực tăng cường điều trị, phòng ngừa HIV và xóa bỏ sự kỳ thị của cộng đồng với người nhiễm HIV. 

Tổng thống Donald Trump phát động chiến dịch chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030.
Tổng thống Donald Trump phát động chiến dịch chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030. 

“Cam kết của Tổng thống Trump sẽ chấm dứt đại dịch HIV trong vòng 10 năm là rất đáng khích lệ, song cũng rất khó để thực hiện bởi chính quyền Tổng thống Trump cần phải có kế hoạch cụ thể từ, kinh phí cho các nghiên cứu, bảo hiểm y tế cho đến thuốc điều trị cho người bệnh”, Ủy viên Y tế Thành phố New York, Tiến sĩ Oxiris Barbot cho hay. 

Cũng theo Tiến sĩ Oxiris Barbot, “Điều quan trọng nhất, cũng là con đường duy nhất để chính quyền Tổng thống Trump có thể thực hiện được giấc mộng chấm dứt đại dịch HIV, đó là phải bằng mọi cách tiếp cận tới từng bệnh nhân nhiễm HIV, bởi không phải ai cũng sẵn sàng và cởi mở chia sẻ cho người khác vì sợ kỳ thị. Hoặc có nhiều người khác không hề biết tình trạng về căn bệnh quái ác đang mang trong người”.

Ông Tom Hart, Giám đốc Điều hành Tổ chức quốc tế One Campaign ở Bắc Mỹ trong một tuyên bố cho biết, “Mục tiêu mới của Tổng thống Trump có thể nói điểm sáng đối với đại dịch HIV/AIDS, nhưng hành động cần phải mạnh hơn lời nói. Bởi trong 2 năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã đề xuất cắt giảm mạnh mẽ các chương trình phòng chống AIDS toàn cầu.

Chúng tôi hy vọng rằng đề xuất mới về chi ngân sách sẽ mang lại những tín hiệu đáng mừng trong quá trình chiến đấu với HIV. Từ đó giúp người dân thoát nghèo, thúc đẩy sự ổn định, tăng trưởng kinh tế và mang lại hy vọng cho hàng triệu người nhiễm HIV”.

Đô đốc Brett Giroir, trợ lý thư ký sức khỏe tại Bộ Y tế Mỹ khẳng định rằng, ông tin tưởng rằng đến năm 2020 sẽ có đủ nguồn lực ngân sách để thực hiện chiến dịch phòng chống đại dịch HIV/AIDS. “Chúng tôi chưa thể đưa ra con số cụ thể về ngân sách trong thời điểm hiện tại. Nhưng chúng tôi tin rằng, các nguồn lực sẽ được chuẩn bị kỹ vào năm 2020, đủ để hỗ trợ chiến dịch này”. 

Theo con số của Tổ chức Y tế Thế giới, toàn cầu có 36,9 triệu người đã sống chung với HIV vào năm 2017 và 21,7 triệu người đã được điều trị bằng thuốc kháng virus vào cuối năm này. Hiện tại Chương trình Phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) cũng đặt ra mục tiêu chấm dứt đại dịch này vào năm 2030. Mới đây trong báo cáo, LHQ ước tính rằng tỷ lệ nhiễm HIV mới đã giảm tới 47% kể từ mức đỉnh điểm vào năm 1996 trên toàn thế giới. 

Để có được điều này, thế giới cũng đã có một số thành công trong việc kiểm soát sự lây lan của HIV. Cụ thể như ở Anh Quốc đã vượt quá các mục tiêu mà LHQ đặt ra cho chẩn đoán và điều trị HIV. Ước tính, trong tổng số 102.000 người nhiễm bệnh HIV ở Anh đã có 92% được chẩn đoán, 90% số người nhiễm bệnh đang được điều trị”.

Cho đến nay không có vaccine nào để phòng ngừa lây nhiễm HIV, và cũng không có một liệu pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn vi-rút HIV ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, những người sống chung với AIDS hiện nay có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng liệu pháp điều trị kháng vi-rút, hay còn gọi là ART (viết tắt của Anti- Retroviral Therapy).

ART là liệu pháp điều trị sử dụng các thuốc kháng vi-rút, hay còn gọi là thuốc ARV (Anti-retrovirus). Các thuốc ARV này có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch và giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội.

Hồi tháng 9/2018, Tạp chí Hóa học quốc tế Molecular Therapy đã đăng tải công bố nghiên cứu của Tiến sĩ y khoa David Margolis - Giám đốc Đại học Bắc Carolina (UNC) thuộc Trung tâm điều trị HIV Hill Chapel, rằng một phương pháp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh HIV đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I thành công. Với loại thuốc mới mang tên HXTC của Tiến sĩ David Margolis, virus HIV có khả năng bị đẩy ra hoàn toàn khỏi cơ thể người.

Hồi tháng 12/2018, các chuyên gia từ Viện Pasteur, Paris, Anh cho biết họ đã có thể tiêu diệt hoàn toàn những tế bào nhiễm virus - thứ mà chưa có loại thuốc nào làm được hiện nay. Theo đó, người nhiễm HIV sẽ phải sử dụng các loại thuốc kháng retrovirus. Nhờ vào phương pháp ức chế hoạt động trao đổi chất, từ đó có thể tiêu diệt thành công các tế bào chứa virus.

Các chuyên gia cho biết, nghiên cứu này thực sự đã mở ra một con đường mới để giải quyết hoàn toàn HIV. Vấn đề duy nhất ở đây là họ mới chỉ tiêu diệt thành công tế bào nằm trong phòng thí nghiệm. Bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm và đánh giá tiềm năng của phương pháp này trên cơ thể sống.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.