Chung tay bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy

Chung tay bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy
(PLO) - Nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về đổi mới công tác cai nghiện ma túy cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về ma tuý và điều trị dựa trên các bằng chứng khoa học, kinh nghiệm quốc tế, vừa qua, Bộ LĐ-TBXH tổ chức Hội thảo Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về đổi mới công tác cai nghiện ma túy…

60% số người nghiện dưới 25 tuổi

Ý thức được tác hại của tệ nạn ma túy đến sức khỏe, kinh tế, văn hóa, xã hội, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống ma túy trên cả 3 lĩnh vực: Giảm cung, giảm cầu và giảm hại, đặc biệt là công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy.

Mặc dù các cấp, các ngành đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống ma túy song chưa mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Trước thực tế này, năm 2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ -TTg về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020”. Với mục tiêu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

Ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội đã thông tin về thực trạng điều trị, cai nghiện ma túy hiện nay cũng như định hướng trong thời gian tới và cho biết: Theo báo cáo của các ngành chức năng, đến cuối năm 2015, cả nước có 200.134 người nghiện. Người nghiện có xu hướng ngày càng trẻ hóa, theo thống kê có 76% người nghiện ở độ tuổi dưới 35; 60% số người sử dụng ma túy lần đầu dưới 25 tuổi trong đó 8% sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 18.

Ngoài nghiện thuốc phiện, heroin, nghiện ma túy tổng hợp, nhóm chất kích thích dạng amphetamine (ATS) đặc biệt là methamphetamine (ma túy đá), cocaine, cần sa, “cỏ Mỹ” và các chất hướng thần khác đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc kiểm soát của các cơ quan chức năng... Chính vì vậy, thông điệp của Tháng hành động phòng chống ma túy, Ngày Toàn dân phòng, chống ma túy năm nay Chính phủ lấy chủ đề là “Hãy bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy”.

Chưa như mong đợi

Điều trị nghiện ma túy là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi triển khai đồng bộ các giải pháp y tế, tâm lý, xã hội, pháp luật nhưng kết quả rất hạn chế. Các quốc gia trên thế giới hiện cũng đang tìm kiếm các biện pháp điều trị nghiện hiệu quả.

Từ nhiều thập kỷ trước, do thiếu các bằng chứng khoa học về cơ chế tác động của ma túy lên người nghiện và do nhận thức nghiện ma túy gắn liền với vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quan hệ xã hội, người ta cho rằng để chữa trị, cai nghiện, giải pháp đơn giản là tách người nghiện ra khỏi môi trường có ma túy một thời gian họ sẽ hết nghiện, dẫn đến nhiều nước đã áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện khép kín.

Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, mô hình điều trị nghiện bắt buộc được nhìn nhận đã góp phần bảo đảm trật tự xã hội và làm giảm tội phạm liên quan đến ma túy. Tuy nhiên, mô hình cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện tập trung có nhiều hạn chế như tỷ lệ tái nghiện cao, tốn kém, thiếu các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác như học nghề, giới thiệu việc làm dẫn đến hạn chế cơ hội tái hòa nhập cộng đồng của người nghiện.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhìn nhận, sau 3 năm triển khai, đến nay Đề án về cơ bản các địa phương đã triển khai nhưng một số nơi còn lúng túng dẫn đến các trung tâm không còn học viên, cơ sở vật chất lãng phí, nguồn lực con người chưa được sử dụng hết, các địa phương chưa chú trọng triển khai nhân rộng mô hình điều trị nghiện ma túy dựa vào cộng đồng. Kết quả chưa đạt được chỉ tiêu Đề án đề ra cả về tiến độ chuyển đổi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội sang cơ sở điều trị nghiện tự nguyện.

Nguyên nhân là do nhận thức của lãnh đạo chính quyền một số ngành, địa phương chưa thực sự đầy đủ về nghiện ma túy, điều trị nghiện ma túy do vậy chưa đồng thuận cao trong việc triển khai Đề án cũng như chưa thực sự quan tâm, chưa chủ động nghiên cứu và đưa ra mô hình chuyển đổi phù hợp. Bên cạnh đó, trong cộng đồng, xã hội còn nhiều quan niệm, ý kiến, mức độ khác nhau về việc điều trị cai nghiện ma túy.

Do đó, Thứ trưởng Đàm đề nghị thời gian tới cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hiểm họa, tác hại của ma túy; biểu dương những mô hình, con người cụ thể, vượt lên trên ma túy để hòa nhập cộng đồng, bên cạnh đó cần phê phán những địa phương chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, vừa phê phán nhưng cũng chỉ ra hạn chế, tuyên truyền phải đi sâu, đi sát xuống cộng đồng, lắng nghe ý kiến, tiếng nói để tháo gỡ khó khăn ngay cả về pháp luật. Tập trung làm tốt công tác truyền thông sẽ là giải pháp quan trọng, hiệu quả để tiếp tục vừa phòng ngừa sự lạm dụng ma túy vừa hỗ trợ những người đã từng làm dụng ma túy hòa nhập cộng đồng./.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.