Bí quyết “4 chữ T” đối đầu bệnh ung thư

Cẩm Bào động viên các bệnh nhân cùng cảnh ngộ
Cẩm Bào động viên các bệnh nhân cùng cảnh ngộ
(PLO) -“Ung thư có chi ghê gớm mà sợ dữ rứa, nó lấy đi nhiều thứ nhưng không thể lấy tiếng cười, lòng ham sống được mô”, giọng nói xứ Huế của người phụ nữ đã chống chọi với ung thư 5 năm qua.

Ngồi trong khoa khám bệnh bệnh viện Ung bướu Hà Nội, người phụ nữ cao lớn, đầu quấn tấm vải mỏng cười: “Cạo đầu để mọc tóc mới đẹp hơn”. Chị nói đùa thôi chứ ai cũng biết do tác dụng phụ của việc xạ trị, hóa trị, nên tóc rụng hết như thế.

Chị là Trần Thị Cẩm Bào (SN 1974), hiện công tác tại tạp chí Tri Thức & Công nghệ, cựu sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Năm 2012, một lần đang tắm nhìn thấy da ngực có màu hồng, hôm sau chị tới bệnh viện K khám, bác sĩ thông báo bị ung thư vú giai đoạn hai, có 20 hạch, nửa số hạch đã di căn: “Bác sĩ tiên lượng mình sống không quá 6 tháng vì thể bệnh thuộc dạng di căn nhanh. Mình sợ lắm, tinh thần suy sụp, ăn uống không nổi”, chị nhớ lại cảm giác cách đây 5 năm. 

Cẩm Bào nghĩ miên man mọi thứ, về bố mẹ ở quê, về gia đình nhỏ ở Hà Nội. Những dòng suy nghĩ hỗn độn thắt lại thành cơn đau. Chị thú thực khi ấy hoang mang lo sợ. Nhất là khi bác sĩ nói sẽ phải cắt bỏ một bên vú, chị có phần ái ngại bởi hình thể sẽ mất cân đối, nếu tái tạo lại đồng nghĩa khả năng tái phát, di căn cao lên. 

May mắn cho chị là có người chồng hết mực chia sẻ, luôn bên cạnh động viên vợ chiến đấu với bạo bệnh. Và rồi tình thương của gia đình, chồng con giúp Cẩm Bào quyết tâm chiến đấu đến cùng với căn bệnh “trời kêu ai nấy dạ”. 

Chị chia sẻ: “Tôi nghĩ nếu bảo tồn bộ ngực mà sự sống ngắn lại có nên hay không? Vì vậy tôi quyết định cắt một bên vú theo đúng chỉ định”. Năm 2013 chị được phẫu thuật, bắt đầu những đợt truyền hóa chất triền miên. Do ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc, mái tóc dài đen nhánh rụng dần. Chị tập bình tâm, quyết định sống chung với ung thư, hằng ngày cố gắng tập luyện, thường xuyên nghe nhạc để quên đi đau đớn.

Cứ thế cái giới hạn “chỉ sống khoảng 6 tháng” bị phá vỡ. Đến đầu năm 2016, bệnh tái phát, các khối u di căn xuống xương chậu khiến không thể bước đi, chị nằm liệt giường gần 5 tháng ròng. Kèm theo đó là những trận sốt tê tái người, xương buốt đau như dao cắt. Chiếc xe lăn trở thành bạn đồng hành.

Nhưng ý chí trỗi dậy, chị quyết tâm sẽ chia tay xe lăn. Có những khoảng thời gian chị nghiến răng tập bò từng cm giữa sàn nhà như đứa trẻ mới lớn; tập lăn lê như chiến sĩ tập luyện trên thao trường. Khi đôi chân lấy lại cảm giác, chị bắt đầu tập vịn bước đi. 

Quá trình tập luyện tóm tắt trong vài chữ như trên, nhưng bao nhiêu nước mắt, mồ hôi đã rơi xuống. Giữ vững niềm tin sẽ chiến thắng, sau 3 tháng tự luyện tập, chị đã có thể tự đi lại được.  

Trong quá trình điều trị, một người bạn của chị là thầy giáo dạy môn mỹ học thường xuyên động viên. Chị mê mẩn mỹ học lúc nào không hay. Chị cho hay, nhìn ung thư theo quan điểm mỹ học, căn bệnh quái ác trong mắt trở nên nhẹ tênh như chứng cảm sốt vặt thường gặp: “Bệnh ung thư cũng vậy, nó giống bao chứng bệnh khác mà thôi, nếu kiên trì chữa trị sẽ mang lại kết quả tốt”.

“Tôi không quan trọng số ngày sống mà quan trọng là chất lượng ngày sống”, kinh nghiệm chị tự đúc rút. Nói cách khác: “Bí quyết chi mô, cứ vui mà sống là qua hết”. Bí quyết “4 chữ T” chị đưa ra như sau:

Chữ T thứ nhất là tinh thần, cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, không nên suy sụp, hoảng loạn.

Chữ T thứ 2 là thể dục, thể thao.

Chữ T thứ 3 là thuốc, có nghĩa bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ.

Và chữ T thứ 4 là sử dụng thảo dược.

Trong quá trình hóa trị, xạ trị, cơ thể bệnh nhân thường gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, lở loét. Vì thế việc lựa chọn sản phẩm chiết xuất từ thảo dược giúp nâng cao thể trạng, giảm độc tính hóa trị, xạ trị đặc biệt cần thiết. Chị cũng đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phải được nghiên cứu khoa học bài bản bởi các viện nghiên cứu lớn để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra./.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.