Phục hồi du lịch sau giãn cách

Phục hồi du lịch Việt nhờ kích cầu khách Việt.
Phục hồi du lịch Việt nhờ kích cầu khách Việt.
(PLVN) - Khi đại dịch Covid-19 lắng xuống, du lịch được xem là “chìa khoá” giúp phục hồi nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng khi kích hoạt lại cỗ máy du lịch thì cũng không được quên “từ khóa” an toàn. 

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi

Trong bản Báo cáo Tác động Kinh tế (EIR) thường niên mới nhất, Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) cho biết, năm 2019 ngành du lịch và lữ hành đã đóng góp 2.971 tỷ USD vào GDP, tương đương 9,8% nền kinh tế của toàn khu vực, đại diện cho mức tăng trưởng 5,5% so với năm 2018. Trên toàn cầu, tốc độ tăng trưởng theo năm của ngành du lịch và lữ hành đạt 3,5%, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu (2,5%) trong năm thứ 9 liên tiếp.

Đây là ngành có thứ bậc cao thứ ba thế giới tính về tốc độ tăng trưởng GDP. Báo cáo EIR cho thấy cứ 10 người thì có 1 người làm trong ngành du lịch – lữ hành, tương đương 330 triệu việc làm. Ngành này cũng đóng góp 10,3% vào GDP thế giới và tạo ra 1 trên 4 việc làm mới.

Năm 2019, Trung Quốc dẫn đầu khu vực về GDP và quy mô sử dụng lao động, cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ tại các thị trường châu Á lớn khác như Việt Nam, Malaysia và Philippines. Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, với tốc độ tăng trưởng là 7,7%. Cả hai thị trưởng này đều cho thấy một sự phân chia đồng đều giữa chi tiêu của khách nội địa (49%) và chi tiêu của khách quốc tế (51%). 90% chi tiêu du lịch ở Việt Nam là dành cho du lịch nghỉ dưỡng.

Cũng theo Chủ tịch và Giám đốc điều hành của WTTC, điều quan trọng hiện giờ là tất cả các chính phủ trong khu vực cần bảo vệ ngành du lịch và lữ hành hiện đang rất khó khăn, coi đó là “xương sống” của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy có tới 75 triệu việc làm trên thế giới đang trong tình trạng nguy cấp, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương có hơn 48 triệu việc làm. Điều này để nhấn mạnh ngành du lịch - lữ hành đang cần sự hỗ trợ cấp thiết như thế nào.

Để phục hồi du lịch Việt Nam sau đại dịch, nhiều kịch bản đã được đưa ra, trong đó đáng chú ý là chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Trong báo cáo “Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam”, Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn giải pháp toàn diện quản lý - phát triển hệ sinh thái điểm đến du lịch (Outbox Consulting) cũng khẳng định, phát triển du lịch trong nước ngay sau dịch bệnh được khống chế sẽ là ưu tiên hàng đầu trong khôi phục du lịch Việt Nam sau Covid-19, thị trường nội địa sẽ là “cứu cánh” cho ngành du lịch các điểm đến trong giai đoạn mùa hè.

Theo ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, điều đáng nói nhất vào thời điểm này là các doanh nghiệp du lịch nội địa đã rất chủ động xây dựng chương trình kích cầu “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” có sự tham gia của hàng loạt địa phương, hãng hàng không, doanh nghiệp. Bên cạnh hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm, điểm đến an toàn, nhiều gói kích cầu, ưu đãi cũng sẽ sớm được tung ra để thu hút du khách.

 Mới đây, báo Skift của Mỹ đã có bài viết phân tích về tình hình du lịch của Việt Nam cho rằng, Việt Nam sẽ dẫn đầu các nước Đông Nam Á trong việc khôi phục du lịch sau dịch Covid-19. Nhiều chuyên gia du lịch nhận định, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nổi lên vì ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi, trong khi các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines vẫn đang trong tình trạng phong tỏa ở các mức độ khác nhau.

Du lịch Việt vừa được Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure (Mỹ) bình chọn vào top điểm đến hàng đầu thế giới sau dịch Covid-19. Lý do lọt top là lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, giá cả hợp lý và đang kiểm soát tốt tình hình dịch. Các chuyến bay nội địa đã hoạt động trở lại, dịch vụ xe buýt, xe lửa, nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã mở cửa trở lại kể từ ngày 23/4. Bên cạnh đó, Hãng hàng không Vietnam Airlines đang lên kế hoạch nối lại một số chuyến bay quốc tế vào tháng 6 này.

Vệ sinh trở thành yếu tố hết sức quan trọng đối với du khách 

Cũng theo báo cáo “Phương án phục hồi điểm đến du lịch tại Việt Nam” của Outbox Consulting đưa ra thì có 3 xu hướng mà khách du lịch sẽ lựa chọn sau Covid-19. Đó là sức khỏe và an toàn; ưu tiên cho các điểm đến gần nhà và các chuyến đi ngắn ngày; chi phí hợp lý. Báo cáo này cũng chỉ ra, những hệ lụy to lớn của Covid-19 sẽ vẫn tiếp tục tác động không nhỏ đến tâm lý của hầu hết du khách khi quyết định lựa chọn du lịch.

Do đó, các yếu tố liên quan đến sự an toàn hay các thông tin về trình độ y tế và khả năng hỗ trợ sức khỏe của điểm đến sẽ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến của du khách, đặc biệt là khoảng thời gian sau dịch.

Trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất các giải pháp mở cửa lại du lịch nội địa để vượt qua Covid-19, Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) cho rằng, Chính phủ cần thực hiện những biện pháp mang lại niềm tin và sự thoải mái cho du khách. Trong bối cảnh dịch bệnh, vệ sinh trở thành yếu tố hết sức quan trọng đối với du khách.

Tổ chức này đánh giá cao việc cơ quan quản lý du lịch đưa ra các quy định về đảm bảo các biện pháp phòng dịch khi đón khách trong thời điểm hiện tại. Khi các biện pháp phòng dịch được thực hiện nghiêm túc, các hành vi vi phạm bị xử phạt thỏa đáng thì mức độ tin tưởng của người dân sẽ gia tăng và sẽ đi lại nhiều hơn.

Hội đồng Tư vấn Du lịch cũng đề nghị, với những khu nghỉ có điều kiện áp dụng việc giãn cách, đặc biệt là khu nghỉ có điều kiện lưu trú riêng như vila, căn hộ dịch vụ tiếp tục áp dụng giãn cách cùng với các dịch vụ đưa đón tự cung cấp và phục vụ ăn uống tại phòng...

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng thấy được vấn đề quan trọng này và đã tiến hành nhiều chương trình tập huấn về an toàn phòng dịch cho nhân viên trước khi đón khách trở lại. Trong đó, nhiều doanh nghiệp không chỉ phổ biến các quy định phòng dịch của cơ quan quản lý du lịch mà còn mời chuyên gia, bác sĩ đến trao đổi thông tin về dịch bệnh.

Có những công ty thậm chí còn thay đổi các quy định về đón tiếp, phục vụ khách để bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho khách du lịch trong mùa dịch. “Chúng tôi thực hiện các sáng kiến an toàn cho du khách, trong đó có những thay đổi như thay đổi về quy trình dọn phòng... Chúng tôi cũng đang chuẩn bị để trong 2-3 tuần tới, tất cả khách đến khách sạn có thể thực hiện thủ tục nhận phòng, điền thông tin y tế trực tuyến rồi lấy chìa khóa đi thẳng vào phòng, hạn chế tiếp xúc”, trao đổi với truyền thông, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh cho biết.

Như vậy có thể thấy, với dịch bệnh Covid-19 lần này, chiến lược dùng giá tốt để gia tăng nhu cầu du lịch cũng được áp dụng. Tuy nhiên, xu hướng du lịch của du khách hiện thay đổi rất rõ nét, nỗi lo về dịch bệnh rất lớn, cho nên yếu tố về vệ sinh, an toàn trở thành vấn đề cốt lõi để kéo khách đi du lịch trở lại. Du khách sẽ cực kỳ quan tâm đến an toàn và vệ sinh, vì vậy quy trình phòng chống dịch của doanh nghiệp khách sạn, lữ hành... sẽ ảnh hưởng đến khả năng đón khách và phục hồi của chính đơn vị đó. 

Kết quả Khảo sát Du lịch nội địa Việt Nam sau Covid-19 (với 1.700 người tham gia khảo sát tính đến 14h ngày 15/5/2020)

31,9% số người trả lời cho biết sẽ đi du lịch trong năm 2020, 29,3% có ý định lên đường vào mùa hè này, 24,8% đi du lịch trong 1 đến 2 tháng tới và 14,1% chưa có dự định. Trong đó, 49,3% dự định đi du lịch trong 2 đến 3 ngày, 37,6% có chuyến đi từ 4 đến 7 ngày, 10,7% du lịch dài hơn 7 ngày và chỉ 2,4% đi chơi trong ngày. 60,5% người tham gia khảo sát cho biết sẽ đi du lịch cùng gia đình, 29,1% có bạn bè đồng hành, chỉ 6% đi một mình và 4,4% chọn đi nghỉ mát với cơ quan, tổ chức.

Phương tiện phổ biến nhất là máy bay, với 51,7% người tham gia khảo sát lựa chọn, 20,2% sẽ đi du lịch bằng xe riêng, 18,1% thuê xe và chỉ 2,2% đi tàu hỏa. 7,8% lựa chọn những phương tiện khác. 61,8% du khách lựa chọn du lịch tự túc, 23,5% một phần đi tour một phần tự túc còn 14,7% đi tour qua công ty.

Khu nghỉ dưỡng ven biển được đa số du khách lựa chọn cho kỳ nghỉ năm nay với 67,2%, tiếp đó là các điểm du lịch nổi tiếng, khu nghỉ dưỡng trên núi, khu du lịch sinh thái, thành phố lớn, điểm du lịch gần nhà và điểm du lịch công cộng.

Lý do để các du khách đi du lịch hậu Covid-19 là dịch vụ và điểm đến an toàn, điểm đến du lịch an ninh và an toàn. Một số quyết định lên đường bởi có các chương trình ưu đãi, không phải trả phí phạt khi thay đổi, hủy tour. Còn 7% người tham gia khảo sát chưa quyết định đi du lịch vào thời điểm này.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.