Ninh Bình: Chỉ với một quyết định, Tòa án làm “bốc hơi” hơn 63 tỷ đồng khỏi ngân sách

KCN Khánh Phú, Ninh Bình
KCN Khánh Phú, Ninh Bình
(PLO) - Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã truy thu hơn 63 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng trong giao dịch chuyển nhượng dự án giữa Công ty TNHH cán thép Tam Điệp với Công ty Kyoei Việt Nam nhưng TAND tỉnh Ninh Bình đã hủy bỏ quyết định này với nhận định có lợi cho đối tượng phải nộp thuế nhưng lại đi ngược với nhiều tài liệu trong hồ sơ của vụ kiện.    

Đi tìm sự thật

Công ty cán thép Tam Điệp do ông Đặng Lê Hoa nắm giữ phần lớn vốn góp là chủ đầu tư hai dự án cán thép lớn ở Ninh Bình là dự án nhà máy cán thép chất lượng cao Tam Điệp tại khu công nghiệp Tam Điệp (dự án 1) và dự án nhà máy luyện, cán thép chất lượng cao tại khu công nghiệp Khánh Phú (dự án 2). Năm 2012, ông Đặng Lê Hoa đã hợp tác với Công ty Kyoei Steel Singapore, một công ty con của tập đoàn thép Kyoei Nhật Bản, thành lập ra Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam để khai thác hai dự án này. Quá trình “hợp tác” này đã phát sinh giao dịch mà số thuế giá trị gia tăng phải nộp lên đến hơn 63 tỷ đồng.

Cụ thể, theo thỏa thuận góp vốn giữa ông Đặng Lê Hoa và Kyoei Steel Singapore, ông Đặng Lê Hoa sẽ góp vốn bằng tài sản, chính là một phần của dự án 1 và dự án 2 của Công ty cán thép Tam Điệp. Công ty Kyoei Steel Singapore góp vốn bằng tiền mặt  699 tỷ 216 triệu đồng, chiếm khoảng 70% vốn góp của liên doanh và số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam vào ngày 16/3/2012.

Ngày 15/2/2012, Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam đã ký hợp đồng mua 70% giá trị dự án 1 và dự án 2 của Công ty cán thép Tam Điệp. Giá trị 30% còn lại của cả hai dự án, Công ty cán thép Tam Điệp chuyển nhượng cho ông Đặng Lê Hoa để ông Hoa góp vốn vào Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam. Theo hợp đồng chuyển nhượng, số tiền mà Công ty TNHH thép Kyoei Việt Nam bỏ ra để mua 70% giá trị của hai dự án là hơn 33 triệu 600 nghìn USD, tương đương hơn 699 tỷ 216 triệu đồng.

Với các thỏa thuận trên thì thấy, Công ty cán thép Tam Điệp đã chuyển nhượng toàn bộ dự án 1 và dự án 2 cho ông Đặng Lê Hoa và Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam.  

Vấn đề gây tranh cãi sau thương vụ gần 700 tỷ đồng này là số tiền thuế giá trị gia tăng sẽ phải nộp đối với các giao dịch mua bán tài sản, chuyển nhượng dự án nêu trên là bao nhiêu khi Công ty cán thép Tam Điệp không kê khai nộp thuế. Do vậy, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định áp thuế 10% đối với giao dịch chuyển nhượng tài sản này, với số thuế mà Công ty cán thép Tam Điệp phải nộp là hơn 63 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc truy thu thuế này đã bị khởi kiện và dẫn đến một bản án gây tranh cãi.

 Đúng hay sai khi Tòa làm “bốc hơi” hơn 63 tỷ đồng khỏi ngân sách 

Ngày 16/3/2012, Công ty cán thép Tam Điệp đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng số 0288851 không ghi thuế suất giá trị gia tăng và gạch bỏ dòng “Tiền thuế GTGT” cho Công ty TNHH thép Kyoei Việt Nam, trong khi trên thực tế giao dịch chuyển nhượng tài sản này thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%. 

Trụ sở TAND tỉnh Ninh Bình
Trụ sở TAND tỉnh Ninh Bình

Đối chiếu với giá trị và các quy định của hai hợp đồng chuyển nhượng 70% dự án về thuế mà Công ty TNHH Kyoei Việt Nam đã trả cho Công ty cán thép Tam Điệp là 33,6 triệu USD thì tờ hóa đơn này đã không phản ánh đúng bản chất của giao dịch chuyển nhượng giữa các bên, thể hiện ý định trốn trách nghĩa vụ nộp thuế của Công ty Cán thép Tam Điệp..

Vì lý do này, ngày 27/10/2017, sau khi kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của Công ty cán thép Tam Điệp, Cục Thuế tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định truy thu số thuế giá trị gia tăng đối với Công ty cán thép Tam Điệp số tiền thuế là hơn 63,5 tỷ đồng.

Trước quyết định áp đặt mức thuế phải nộp này, Công ty cán thép Tam Điệp đã khởi kiện vụ án hành chính, yêu cầu hủy bỏ việc truy thu thuế. Trong đơn khởi kiện, Công ty cán thép Tam Điệp cho rằnggiao dịch chuyển nhượng giữa Công ty Cán Thép Tam Điệp và Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam là chuyển nhượng vốn, thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Ngay sau đó, doanh nghiệp này đã sửa lý do của việc không kê khai nộp thuế là việc chuyển nhượng dự án nêu trên thực chất là chuyển nhượng vốn giữa Công ty TNHH Cán Thép Tam Điệp với doanh nghiệp nước ngoài (Công ty Kyoei Steel Singapore) nên không phải kê khai nộp thuế.

Nhìn vào diễn biến của vụ việc thì thấy, lý lẽ của Công ty cán thép Tam Điệp là không thuyết phục và thể hiện ý định trốn thuế khá rõ. Bởi lẽ, luật thuế giá trị gia tăng không liệt kê danh mục hàng hóa chịu thuế mà chỉ liệt kê danh mục hàng hóa không phải chịu thuế mà việc chuyển nhượng dự án thì không nằm trong danh mục hàng hóa, dịch vụ được miễn thuế và cho dù Công ty TNHH Cán Thép Tam Điệp chuyển nhượng dự án cho Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam hay Công ty Kyoei Steel Singapore thì giao dịch chuyển nhượng này cũng thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 10%. Do đó, khi bán dự án này, Công ty cán thép Tam Điệp phải nộp thuế GTGT là có cơ sở.

Ngoài ra, nếu nói số tiền mà Công ty liên doanh Kyoei Việt Nam bỏ ra để mua 70% giá trị tài sản của dự án 1 và dự án 2 của Công ty cán thép Tam Điệp là "góp vốn" của bên nước ngoài thì rõ ràng trái với thực tế. Vì, bên góp vốn là Công ty Kyoei Steel Singapore (pháp nhân nước ngoài) còn bên nhận chuyển nhượng tài sản là Công ty Kyoei Việt Nam. Do đó, nói việc chuyển nhượng 70% dự án nêu trên là việc góp vốn của bên nước ngoài thì rõ là không đúng và bộc lộ ý đồ trốn thuế.

Song, điều kỳ lạ là tại bản án số 02/2018/HC-ST, TAND tỉnh Ninh Bình lại công nhận lý lẽ của Công ty cán thép Tam Điệp và hủy quyết định truy thu hơn 63 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, Tòa án còn nhận định thêm, việc chuyển nhượng dự án được thực hiện giữa Công ty cán thép Ninh Bình và Công ty Kyoei Steel Singapore là để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Nhận định này trái ngược với hồ sơ, tình tiết của vụ án là hai hợp đồng chuyển nhượng và các tài liệu liên quan khác, gây bất lợi cho bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam, nhưng lại có lợi cho Bên chuyển nhượng (Công ty TNHH Cán Thép Tam Điệp) - người có nghĩa vụ phải kê khai, nộp thuế  nhưng đã không thực hiện-.

Với Bản án gây tranh cãi này, Tòa án tỉnh Ninh Bình đã làm “bốc hơi” số tiền thuế của ngân sách nhà nước.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ thông tin tiếp về vụ việc này trong số ra tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Bãi biển TP Vũng Tàu.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Đọc thêm

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…