Doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng vì “tiền mất, tật mang” khi đấu giá đất ở Đà Nẵng

Khu đất A20
Khu đất A20
(PLO) - Đấu giá minh bạch, công khai và trả giá cao hơn mức khởi điểm gần 20 triệu đồng/m2, Công ty cổ phần Vipico đã nộp đủ tiền sử dụng đất nhưng TP Đà Nẵng quyết không giao đất mà hủy kết quả đấu giá, thu giữ tiền đặt cọc. Quyết định này của TP Đà Nẵng giống như một quyết định “khai tử” doanh nghiệp.

Doanh nghiệp choáng váng với quyết định của Đà Nẵng

Lô đất A20, đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng có diện tích hơn 11 nghìn mét vuông được đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm là 36 triệu đồng/m2. Có 5 doanh nghiệp tham gia đấu giá, gồm ông Thân Quý Phái, đại diện cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng công trình 577 (CIENCO 577); ông Nguyễn Toàn, ông Phạm Viết Thắng, ông Đinh Ngọc Lộc và đại diện của Công ty cổ phần Vipico.

Ngoài Công ty cổ phần Vipico, những tổ chức tham gia đấu giá đều là đại diện cho các doanh nghiệp có trụ sở tại TP Đà Nẵng hoặc liên quan đến Đà Nẵng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này trả giá rất thấp. Ông Thắng trả giá đúng bằng giá khởi điểm, ông Đinh Ngọc Lộc trả cao hơn 2,6 triệu đồng/m2. Ông Thân Quý Phái và ông Nguyễn Toàn trả mức giá cao hơn nhưng cũng rất thấp so với Công ty Vipico.

Công ty cổ phần Vipico đến từ Hà Nội trả giá cao nhất và trúng đấu giá với tổng giá trị của lô đất là hơn 652 tỷ đồng.

Sau khi trúng đấu giá, Công ty đã nộp 50% tiền sử dụng đất (đợt 1) theo thông báo của Cục Thuế Đà Nẵng. Số tiền 50% còn lại, doanh nghiệp sẽ nộp sau 30 ngày. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm 2017, Công ty Vipico chưa kịp thu xếp nguồn vốn nên đã có văn bản báo cáo Cục Thuế Đà Nẵng để xin chậm nộp. Sau đó, Công ty đã nộp đủ tiền sử dụng đất và cả tiền chậm nộp cho Cục Thuế Đà Nẵng với số tiền chậm nộp là 52 ngày.

Với lý do đơn vị trúng đấu giá chậm nộp tiền sử dụng đất, trong báo cáo kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đề nghị xem xét giải quyết việc chậm nộp theo quy định của pháp luật, trong đó có quyết định của UBND TP Đà Nẵng. 

UBND TP Đà Nẵng đã lấy ý kiến của các bộ, ngành và các cơ quan tham mưu về việc doanh nghiệp trúng đấu giá chậm nộp tiền sử dụng đất. Trong văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng, Bộ Tài chính khẳng định, việc đơn vị trúng đấu giá chậm nộp tiền sử dụng đất thì có nghĩa vụ nộp tiền chậm nộp. Như vậy, Bộ Tài chính đã không đồng ý với việc hủy kết quả bán đấu giá và đây cũng là quan điểm của Sở Tư pháp TP Đà Nẵng.

Theo đó, Sở Tư pháp TP Đà Nẵng cho rằng, người trúng đấu giá có trách nhiệm nộp tiền đấu giá theo thông báo của Cục Thuế. Nếu chậm nộp thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Việc hủy kết quả bán đấu giá của Công ty cổ phần Vipico là không phù hợp với quy định của Luật Đấu giá tài sản.

Điều đáng nói, ý kiến của các ngành Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường ở Trung ương và Đà Nẵng đều nêu rất rõ, trường hợp Công ty cổ phần Vipico  không có cơ sở pháp lý để hủy kết quả bán đấu giá.

Tuy nhiên, ngày 16/11/2018, UBND TP Đà Nẵng đã ra quyết định hủy kết quả bán đấu giá đất đối với Công ty Vipico và yêu cầu thu tiền đặt cọc nộp vào ngân sách, với lý do “thực hiện yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước”. Quyết định này thực sự gây sốc đối với doanh nghiệp, bởi họ bỗng dưng mất trắng mấy chục tỷ tiền đặc cọc, cộng với số vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng gần một năm qua không sinh lời mà còn bị thâm hụt nặng và có thể lâm vào cảnh phá sản.

Kiểm toán Nhà nước lên tiếng, quyết định của TP Đà Nẵng bị “việt vị”

Bức xúc trước việc UBND TP Đà Nẵng lấy cớ Kiểm toán Nhà nước yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá, Công ty Vipico thông qua Câu lạc bộ (CLB) Pháp chế doanh nghiệp Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi Kiểm toán Nhà nước đề nghị giải thích rõ nội dung này. 

Trong văn bản trả lời CLB Pháp chế doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước đã khẳng định, cơ quan này không yêu cầu hủy kết quả bán đấu giá mà việc đánh giá kết luận của Kiểm toán Nhà nước phải dựa vào quy định của pháp luật và bằng chứng kiểm toán chứ không phải viện dẫn báo cáo kiểm toán đơn thuần.

Theo Kiểm toán Nhà nước, sau khi kết thúc kiểm toán, ngày 19/7/2018, Kiểm toán Nhà nước mới nhận được văn bản của UBND TP Đà Nẵng thông báo Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng đã hết hiệu lực. Báo cáo kiểm toán căn cứ vào Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND đã hết hiệu lực để đưa ra yêu cầu xem xét việc hủy kết quả đấu giá là do TP Đà Nẵng đã cung cấp không đầy đủ và chính xác về hiệu lực của văn bản quy phạm. Như vậy, việc Kiểm toán Nhà nước đưa ra đề nghị thì UBND TP Đà Nẵng cũng phải căn cứ vào chứng cứ kiểm toán và căn cứ pháp luật để thực hiện chứ không phải bắt buộc làm theo yêu cầu kiểm toán.  

Với văn bản giải thích của Kiểm toán Nhà nước và báo cáo kiểm toán của cơ quan này, có thể thấy chính Kiểm toán nhà nước cũng đã nêu ra một vấn đề khá rõ ràng là khi doanh nghiệp chậm nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền chậm nộp, giống như ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành của TP Đà Nẵng. 

Có thể thấy, rõ ràng UBND TP Đà Nẵng đã sử dụng báo cáo kiểm toán theo mục đích và ý đồ của cơ quan này là hủy kết quả bán đấu giá. Báo cáo kiểm toán và thông báo kiểm toán không phải là văn bản quy phạm pháp luật cũng không phải là chỉ đạo của cấp trên nên việc UBND TP Đà Nẵng cho rằng, phải thực hiện báo cáo kiểm toán là hủy kết quả đấu giá đối với Công ty Vipico là không thuyết phục và không có căn cứ.

Trước đó, ngày 1/11/2018, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về sự việc này. Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Đà Nẵng đã đưa ra nhiều vụ việc hủy kết quả bán đấu giá để giải thích cho việc hủy kết quả bán đấu giá đối với Công ty Vipico không phải là “ngoại lệ”. Song, các sự việc này lại khác về bản chất so với việc trúng đấu giá của Công ty Vipico nhưng đã không được báo cáo chi tiết. Hơn nữa, ý kiến của các ngành Tài chính, Tư pháp và Tài nguyên và Môi trường ở cả hai cấp đều không được báo cáo đầy đủ đến Thủ tướng Chính phủ. Những báo cáo kiểu “một nửa sự thật” và cách áp dụng pháp luật trong vụ việc này cho thấy quyết định hủy kết quả bán đấu giá của UBND TP Đà Nẵng thiếu minh bạch và căn cứ pháp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vì sao không thể ồ ạt phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu?

PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phát biểu tại hội nghị tham vấn về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
(PLVN) -  Các nguồn điện không tăng được bao nhiêu nhưng nhu cầu sử dụng điện đều tăng khoảng trên dưới 10% mỗi năm. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt điện trong vài năm tới. Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu được xem là cơ hội để bù nguồn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, phát triển nguồn điện này như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề khá lớn. PGS.Nguyễn Việt Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.

6 cơ quan TW, địa phương gỡ khó cho khai thác mỏ Đồng Vông - Uông Thượng

Ông Hà Văn Thắng - Vụ trưởng Vụ Năng lượng phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa có buổi làm việc với các Bộ ngành, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan tới hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu than tại khu mỏ Đồng Vông - Uông Thượng, tỉnh Quảng Ninh.

Thị trường ô tô trầm lắng

Thị trường ô tô đang chờ có chính sách kích cầu mới? (Ảnh: PV)
(PLVN) - Các tháng đầu năm 2024 thị trường ô tô tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm doanh số, dù các hãng xe đã có nhiều chương trình kích cầu, giảm giá sâu.

Nhiều góp ý cho dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có nhiều nội dung mới. (Ảnh minh họa: EVN).
(PLVN) - Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến đến hết ngày 31/5/2024 và đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 10. Nhiều ý kiến về dự thảo này đã được các chuyên gia trong ngành đưa ra.

PVN có tân Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn

Phó Bí thư Đảng ủy PVN Trần Quang Dũng phụ trách công tác xây dựng Đảng.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vừa có quyết định chuẩn y giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Trần Quang Dũng.

Ngành công nghiệp bán dẫn “chạy đua” với thời gian

Lễ trao thỏa thuận hợp tác chiến lược và ra mắt Liên minh đào tạo nhân lực và nghiên cứu bán dẫn VASA. (ảnh: MOET)
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, hiện nay, Chính phủ đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam. Trong đó chú trọng xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư đến năm 2030.

Khởi công dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao tại Hải Phòng

Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Dự án.
(PLVN) - Ngày 11/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Lễ Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE của Nhà đầu tư Ecovance Co.Ltd, tại Lô đất CN5.5G2, Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Tìm giải pháp để phát huy lợi thế xuất khẩu của sầu riêng bền vững

Hội nghị được tổ chức trực tiếp, với sự tham gia của khoảng 200 khách mời , trong đó có đại diện một số tỉnh có vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã từng bị thông báo vi phạm quy định của nước nhập khẩu.
(PLVN) - Thông tin tại “Hội nghị sản xuất và xuất khẩu (XK) sầu riêng bền vững” do Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT tổ chức hôm 10/5, cho biết, so với các quốc gia sản xuất sầu riêng khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia…, sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế.Tuy nhiên cần khắc phục những tổn tại, hạn chế để hướng đến sản xuất bền vững.

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long
(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Việt Nam sẽ có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỉ phú USD thế giới

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: PV
(PLVN) -Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

VNBA đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, VNBA vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
(PLVN) -Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đây là sự ghi nhận động viên kịp thời, trân quý đối với những nỗ lực không ngừng nghỉ của VNBA trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển.