'Dám phá hủy cái cũ thì công nghệ mới sẽ về'

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, số hóa nền kinh tế thực ra là cuộc cách mạng về chính sách. Chấp nhận công nghệ mới, phá hủy cái cũ thì công nghệ mới, nhân tài sẽ về với đất nước.

Thay đổi tư duy với cái mới, Chính phủ có dám phá bỏ cái cũ khi chuyển đổi sang nền kinh tế số là những điều mà Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 chiều 17/1.

Với bài phát biểu ngắn gọn trong 10 phút, Bộ trưởng nhấn mạnh nếu Chính phủ chấp nhận cái mới, thì không thể là người cuối cùng chấp nhận. Ông đề xuất cần có cách tiếp cận với cái mới, tránh việc “không quản được thì cấm”.

Không thể đi sau

Mở đầu bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng công nghệ số và chuyển đổi số đã diễn ra từ hàng thập kỷ và nó thực sự được đẩy nhanh từ khi bắt đầu Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó tạo ra một “điểm gẫy” của chuyển đổi số, chính là cơ hội cho Việt Nam.

Bộ trưởng cho rằng mọi doanh nghiệp, cá nhân đều phải sử dụng công nghệ số tốt hơn, giúp thay đổi về chất, giúp tăng trưởng cao hơn, tăng năng suất lao động, chi phí rẻ, tạo ra nhiều cơ hội cho nhiều người hơn; đồng thời, giảm khoảng cách nông thôn với thành thị, giải quyết các vấn đề tồn tại lâu dài của loài người như môi trường, giàu nghèo, tìm hiểu tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân và hoạt động chính sách.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Việt Hùng.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Việt Hùng.

Bộ trưởng nhận định ở Việt Nam, việc chuyển đổi sang nền kinh tế số mới chỉ mang tính tự phát. Để phát triển nhanh cần có sự dẫn dắt của Chính phủ, cụ thể là cần có bộ chuyển đổi số thống nhất. Điều này là rất bức thiết khi Việt Nam đi chậm so với các nước trong khu vực.

Để nền kinh tế số phát triển nhanh cần có sự dẫn dắt của Chính phủ.

Dự kiến, trong năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ ban hành đề án chuyển đổi số quốc gia, trong đó nói rõ ai phải làm gì, bắt đầu từ đâu, chứ không nói chung chung như hiện tại.

Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh người đóng vai trò qua trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi sang nền kinh tế số chính là doanh nghiêp. Do đó, Chính phủ phải coi trọng việc phát triển doanh nghiệp số, giúp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số.

“Doanh nghiệp sẽ dùng công nghệ để giải quyết các bài toán của Việt Nam, từ đó đi ra toàn cầu. Công nghệ sinh ra để giải quyết vấn đề. Vấn đề sinh ra ở mỗi chúng ta, mà mọi người đều có thể khởi nghiệp bằng kinh tế số để giải quyết vấn đề”, ông nói.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lấy ví dụ việc nền tảng gọi xe công nghệ Uber thách thức taxi truyền thống, hay công nghệ fintech đang thách thức thanh toán qua ngân hàng.

Từ đó, ông cho rằng vấn đề ở đây là Chính phủ có dám chấp nhận cái mới hay không.

“Người ta nói rằng số hóa nền kinh tế là cuộc cách mạng về chính sách, chứ không phải là cách mạng về công nghệ. Dám chấp nhận các công nghệ mới, phá hủy cái cũ thì công nghệ mới, người tài sẽ về”, Bộ trưởng Hùng nói.

Số hóa nền kinh tế là cuộc cách mạng về chính sách, chứ không phải là cách mạng về công nghệ.

Ông cho rằng việc chấp nhận cái mới phải làm sớm, không thể đi sau người khác, chậm hơn người khác, vì như thế không có giá trị. Muốn chấp nhận cái mới cũng cần có cách tiếp cận khác. Nếu như trước kia ở một số nơi cái mới xuất hiện thì “quản được thì mở”, “quản được đến đâu mở đến đó”, “không quản được thì cấm”, thì hiện nay phải thay đổi.

“Cách tiếp cận mới hiện nay là sandbox. Nghĩa là cái gì không biết quản nên cho tự phát triển trong 1 không gian, 1 thời gian nhất định, để bộc lộ vấn đề, sau đó mới hình thành chính sách. Đây là một trong những chính sách phù hợp, đón nhận những sáng tạo mới”, ông nói.

Tương lai không nằm trên đường thẳng

Trước hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra 4 yếu tố mang tính nền tảng trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế số.

Thứ nhất, hạ tầng viễn thông hiện đại, băng thông rộng, bao phủ rộng khắp, ngang tầm thế giới. Việt Nam cũng phải áp dụng công nghệ viễn thông 5G cùng nhịp với thế giới, mỗi người dân cũng sở hữu điện thoại thông minh để việc chuyển đổi số lan tỏa đến từng người dân.

Thứ hai, chính sách của Chính phủ phải có tính cạnh tranh toàn cầu, để người Việt không phải ra nước ngoài để khởi nghiệp, thậm chí còn khuyến khích người nước ngoài đến Việt Nam làm ăn.

Thứ ba, Bộ trưởng nhấn mạnh “hộ chi tiêu” lớn nhất là Chính phủ cần chi nhiều hơn cho sản phẩm công nghệ số, thông qua việc xây dựng Chính phủ điện tử, từ đó thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp khởi nghiệp.

Các đại biểu thảo luận tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019. Ảnh:Việt Hùng.
Các đại biểu thảo luận tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019. Ảnh:Việt Hùng.

Thứ tư, ông nhấn mạnh đến việc đào tạo nguồn nhân lực. Việc đào tạo phải “đi hai chân”, nghĩa là vừa đào tạo mới, lại vừa phải đào tạo lại. Các trường đại học, cao đẳng cần có những khóa đào tạo lại và nâng cao, kéo dài chỉ 6-12 tháng để cấp chứng chỉ. Khi đó có thể phổ cập kiến thức về kinh tế số công nghệ hiện đại.

Để làm được điều này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng cần tiến hành theo 3 bước:

Đầu tiên, cần đẩy nhanh số hóa các ngành công nghiệp, xây dựng Chính phủ điện tử, áp dụng trong toàn xã hội. Từ đó giúp tăng năng suất và hiệu quả của nền kinh tế.

Bước hai, Chính phủ phải coi số hóa là một lợi thế cạnh tranh.

Bước ba, số hóa nền kinh tế một cách toàn diện và coi đó là một động lực quan trọng cho tăng trưởng.

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh khi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, tương lai không nằm trên đường thẳng, không giống truyền thống, không diễn ra tuần tự. Do đó, đòi hỏi quan trọng hiện nay là tư duy đột phá và hành động.

Cơ hội của Việt Nam

Trong Báo cáo “Tương lai số của chúng ta” do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố vào tháng 10/2018, ước tính đến năm 2022, kinh tế số đóng góp khoảng 60% GDP toàn cầu, cùng với đó là khoảng cách giữa nền kinh tế số và nền kinh tế thực, giữa xã hội số và xã hội thực dần xóa nhòa.

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, về cơ bản, kinh tế số, xã hội số sẽ tiếp tục là những câu chuyện lớn ít nhất trong cả thập kỷ tới, do đó đây là cơ hội của Việt Nam bởi trong lĩnh vực này bởi tất cả các quốc gia đều cùng một vạch xuất phát.

"Trong thời đại công nghệ gắn với đổi mới sáng tạo thì những rào cản công nghệ truyền thống không còn là khoảng cách lớn nữa, cơ hội được chia đều và mọi quốc gia đều có thể vươn lên bứt phá", ông Bình nói.

Đọc thêm

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.