Đại biểu Quốc hội cảm kích trước hình ảnh Thủ tướng thị sát chợ Long Biên

Hình ảnh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại chợ Long Biên
Hình ảnh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại chợ Long Biên
(PLO) - Theo nữ ĐBQH Tp Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh, bà rất cảm kích trước hình ảnh Thủ tướng đi thị sát tình hình ở chợ Long Biên. Theo bà, đây là biểu hiện của sự quyết tâm kiến tạo của Chính phủ.

Cảm kích trước hình ảnh Thủ tướng thị sát chợ lúc nửa đêm

Phát biểu thảo luận về báo cáo của Chính phủ về Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020; Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, ĐBQH Tp Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh nói: Tôi tâm đắc với Báo cáo Chính phủ lần này. Báo cáo đã thể hiện rõ sự thẳng thắn quyết liệt, thể hiện nói và làm, xây dựng Chính phủ hành động, kiến tạo.

Bà cũng nhận định: Trong bối cảnh chúng ta khó khăn nhưng đã thể hiện được tinh thần, trách nhiệm của các cấp, ngành với không khí đổi mới. 

“Như Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đến chợ Long Biên vào vào lúc nửa đêm để thị sát về vấn đề an toàn rau quả, thực phẩm, thể hiện các cấp, ngành rất trách nhiệm trong nhiệm vụ của mình” bà Khánh bày tỏ.

"Không nên mời gọi đầu tư vào thép, xi măng nữa"

Nhận định về tình hình xã hội hiện nay, bà cho rằng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã có. Nhưng cấp xã, phường phần lớn chưa theo được chỉ đạo của các cấp trên Trung ương. Có tỉnh rất quyết liệt, nhưng có tỉnh chưa. 

“Hà Nội hiện nay cũng đẩy mạnh chính quyền điện tử. Những vấn đề bức xúc của Thủ đô đã được chỉ đạo kịp thời như vụ cá chết ở Hồ Tây, thể hiện cách làm việc đổi mới. Nhưng cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, cái đầu đã nghĩ nhưng chân tay của nền hành chỉnh phải chuyển động mới thực hiện được.

Vấn đề Fomosa làm tất cả nước quan tâm và kỳ họp thứ nhất đã nóng và đã thể hiện trách nhiệm khi các cấp, ngành kiểm tra. Và chúng tôi tin tưởng sự chỉ đạo của Chính phủ thời gian qua, yêu cầu DN phải làm cho đúng", bà phát biểu.

Góp ý về vấn đề tái cơ cấu, bà nói: Đất nước ta là đất nước nông nghiệp: như Bác Hồ nói là Rừng vàng biển bạc, nhưng rừng giờ rừng tự nhiên còn ít, khai thác bừa bãi, tàn phá, nên đã đến lúc chúng ta phải xem lại. Tái cơ cấu nền kinh tế nên phát huy nội lực: bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh. 

‘Tôi đề nghị, tái cơ cấu phải hướng tới bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trong đó chọn ngành nào phát triển. Tôi đề nghị phát triển ngành du lịch, với truyền thống văn hóa lịch sử nhiều nước không có được” – bà Khánh nói. 

Bà cũng đề nghị không nên mời gọi đầu tư vào làm thép, xi măng nữa. Thép Fomosa rồi, nay lại thép Cà Ná nữa. Tôi đề nghị Chính phủ loại bỏ những dự án như vậy.”

ĐB Trần Thị Phương Hoa cùng chung quan điểm của bà Khánh, ĐB bày tỏ sự cảm kích với hình ảnh của Thủ tướng Chính phủ và đại diện một số bộ, ngành đi thị sát tình hình xã hội. Theo bà, những hình ảnh đó đã cho thấy sự quyết liệt của chính phủ trong nỗ lực hành động liêm chính.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Bùi Hoàng Hải giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBCKNN. Ảnh: TT&QHCC

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thêm Phó Chủ tịch mới

(PLVN) - Ngày 10/5/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm Phó Chủ tịch UBCKNN đối với ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán, UBCKNN.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.