“Lâm tặc” tàn phá rừng đệm Di sản Phong Nha: Tận mắt “công trường” khai thác gỗ lậu

Một cây gội nếp đường kính hơn 1,3m, cao hơn 50m bị đốn hạ chưa cắt xẻ
Một cây gội nếp đường kính hơn 1,3m, cao hơn 50m bị đốn hạ chưa cắt xẻ
(PLO) - Gỗ quý đường kính hơn cả mét bị “lâm tặc” đốn hạ, để lộ ra những khoảng rừng trống huơ trống hoác. Cả trăm khối gỗ bị cưa xẻ, dấu vết mới tinh nằm ngổn ngang giữa rừng khiến rừng Hóa Sơn như một “công trường” khai thác gỗ lậu của “lâm tặc”.

Đúng như lời người dẫn đường nói, vào sâu trong rừng, tận mắt chứng kiến cảnh “lâm tặc” tàn phá rừng Hóa Sơn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, mới hiểu chuyện hàng chục phách gỗ, rồi những tấm gỗ, thân cây lũ suối cuốn về giữa suối ở bên ngoài chỉ là chuyện nhỏ.

Ngổn ngang hàng trăm khối gỗ giữa rừng

Sau 1 tiếng rưỡi đồng hồ băng núi dốc hiểm trở, chúng tôi chạm đến khu vực “giàu” gỗ của rừng Hóa Sơn, thuộc tiểu khu 142 do Lâm trường Minh Hóa quản lý. Vào vùng này, chỉ trong khoảng 2 giờ len lỏi theo các lối mòn giữa rừng, bắt gặp hàng trăm cây gỗ quý bị “lâm tặc” triệt hạ không thương tiếc.

Các loại gỗ bị triệt hạ không thương tiếc như: lát khét (thuộc nhóm II), cà ổi (nhóm II, người địa phương còn gọi là dẻ gai), chự (nhóm III), trường chua (nhóm III), gội nếp (nhóm IV), thông tre (nhóm I), bộp (nhóm VIII, còn gọi là đa xanh), giáng hương… Đây đều là những loại gỗ quý, có giá cao và được ưa chuộng trên thị trường.

Dấu vết cưa xẻ để lại cho thấy mới cũ khác nhau, nhưng đa phần chỉ trong khoảng 3 tháng trở lại đây. Cây đường kính nhỏ nhất là 80cm, những cây lớn đường kính lên đến 1,2 – 1,3m. Có cây đường kính gốc rộng cả mét rưỡi. “Lâm tặc” ở đây rất “sang”, chỉ chọn những cây từ 80cm trở lên.

“Các anh xem rừng bị phá tan hoang, khác chi bãi chiến trường. Khu vực này giờ chẳng còn được mấy cây gỗ lớn có giá trị nữa”, người dẫn đường nói. Những cây gỗ bị cưa đổ, thân và ngọn đè xuống quần nát cả một vạt rừng rộng hàng chục m2. Phía dưới đất, cành, ngọn, mạt cưa, bìa (phần vỏ bên ngoài)…mà “lâm tặc” bỏ lại nằm ngổn ngang. Nhiều cây khác đã bị cưa đổ, nhưng chưa cắt xẻ và lá còn chưa rụng.

“Đường nối từ cửa rừng ra ngoài thì chỉ có một. Nhưng trong này thì rất nhiều đường bởi “lâm tặc” săn lùng và phá đường để vận chuyển gỗ. Tìm đường khác để ra thôi, chứ quay lại thấy cảnh tượng cũ, xót lắm!”, chúng tôi trở ra theo lời người dẫn đường. Nhưng chỉ đi được mươi phút, cảnh tượng còn kinh khủng hơn.

Chỉ một vạt rừng rộng hơn 150m2 đã có 4 cây gỗ trường chua đường kính đều hơn 1m bị triệt hạ: 2 cây bị cưa đổ nhưng chưa được cắt xẻ đè rạp cả một khoảng rừng; 2 cây khác vừa bị cắt xẻ xong và dường như “lâm tặc” chỉ mới đi cách vài chục phút. Vết cưa xăng trên từng phách gỗ, gốc cây, còn mới tinh, đỏ ứa. Dù cả ngày đã trải qua 4 – 5 trận mưa, nhưng nước mưa vẫn chưa thấm hết mạt cưa vương vãi giữa rừng.

Ngược lên phía đỉnh núi cách đó khoảng 150m, thêm 2 cây lát khét và bộp cũng vừa bị cắt xẻ. Theo ước tính, lượng gỗ của các cây đã bị đốn hạ, chưa cắt xẻ và đã được cưa xẻ nhưng chưa gùi ra ngoài còn nằm lại giữa rừng lên đến hàng trăm khối. Các loại gỗ ở đây được “lâm tặc” cưa xẻ thành nhiều dạng khác nhau. Loại thì được cắt thành phách dài để đóng khung cửa nhà, loại được xẻ thành phách hơn 40cm rộng, gần 2m dài để đóng quan tài, loại nhỏ hơn để đóng đồ gia dụng…

Những phách gỗ trường chua dài hơn 5m mới được cắt xẻ vuông vức nằm giữa rừng
Những phách gỗ trường chua dài hơn 5m mới được cắt xẻ vuông vức nằm giữa rừng

Rừng đã “chảy máu” nhiều năm

Vừa trượt xuống khỏi một dốc cao, đập vào mắt chúng tôi là một cây gội nếp có đường kính hơn 1,3m, cao hơn 50m bị đốn ngã nằm chắn giữa đường mòn. Dấu vết cưa máy dưới gốc cây còn ứa nhựa, phía trên ngọn đổ xuống, lá vẫn chưa rụng khỏi cành. Cạnh đó, một cây dẻ rừng đường kính khoảng hơn 30cm khác cũng bị triệt hạ.

“Chúng phá đến thế là cùng! Cây dẻ này nhỏ chưa lấy gỗ được, nhưng vì lúc cắt cây gội nếp vướng quá nên bị hạ luôn. Thường thì sát bên lối đi, “lâm tặc” sẽ “ngại” nên không cắt, nhưng bây giờ thì họ liều mạng lắm rồi”, người dẫn đường cho hay.

Trên những lối mòn dốc trong rừng Hóa Sơn, một phần đường mòn vì người đi, phần khác do “lâm tặc” kéo gỗ đi khiến mặt đường mòn vẹt. Theo người dẫn đường, lợi dụng địa hình đường dốc, đất mềm, “lâm tặc” néo dây một đầu phách gỗ rồi kéo xuôi theo dốc ra khỏi rừng. Khi xuống suối, nước cạn mới phải gùi gỗ, những đoạn nước to, “lâm tặc” sẽ thả nổi để kéo đi để khỏi mất sức. “Rừng này bị tàn phá nhiều năm nay rồi, các anh xem dấu đường đi thì biết. Đường mòn lắm mà có dấu gì khác ngoài dấu chân với vệt kéo gỗ đâu?”, người dẫn đường nhận xét. 

Rừng Hóa Sơn đang bị tàn phá kinh hoàng. Cũ có, mới có, cho thấy rừng không chỉ bị phá vào một thời điểm nhất định, mà rừng đã bị “chảy máu” trong một thời gian dài nhưng đơn vị chủ rừng, lực lượng chức trách vì sao vẫn chưa có động thái gì? Chúng tôi trở ra khỏi rừng mà trong lòng cứ day dứt mãi: Ai sẽ cứu những cây gỗ quý còn lại thoát khỏi lưỡi cưa “lâm tặc”?  

“Luật rừng” đánh dấu gỗ

Đến một đoạn rừng nữa, gặp mấy cây trường chua, gội nếp, bộp to đẹp, đường kính hơn cả mét chưa bị đốn hạ đứng bên lối đi, chúng tôi tỏ vẻ mừng bỗng hụt hẫng ngay: “Những cây đó đã được đánh dấu là có người chọn rồi, coi như gỗ đã có “chủ”. Người khác không được đụng đến! Đó là luật của “lâm tặc”, trước sau gì cũng bị đốn. Không tin vạch dưới gốc mà xem”, người dẫn đường khẳng định. Chúng tôi vạch tìm, thấy dưới những gốc cây này đều có những dòng chữ nguệch ngoạc, khó đọc.

Tin cùng chuyên mục

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

(PLVN) -  Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Đọc thêm

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...

Triển khai FTA Index giúp Bắc Giang định vị vị thế trong Hội nhập kinh tế Quốc tế

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi triển khai FTA Index, Bắc Giang sẽ có cơ hội "định vị" rõ ràng vị thế của mình trên bản đồ hội nhập kinh tế quốc tế của cả nước. Điều này không chỉ thúc đẩy các giải pháp về truyền thông và xúc tiến đầu tư mà còn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp tận dụng tối đa các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, mở ra cơ hội lựa chọn những nhà đầu tư quốc tế phù hợp, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Giới chức Vương quốc Anh kỳ vọng gì sau khi gia nhập CPTPP?

Quang cảnh hội nghị nhóm các nước trong khối CPTPP tại thành phố Vancouver, Canada vào tháng trước. Ảnh: DW.
(PLVN) - Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) vào hôm nay, 15/12. Một số quan chức Anh đã bày tỏ nhiều kỳ vọng vào hợp tác tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.