Xem người Lô Lô trên rẻo cao đón Xuân về

Người Lô Lô đón xuân năm mới về với những phong tục rất riêng.
Người Lô Lô đón xuân năm mới về với những phong tục rất riêng.
(PLO) - Những cây mận, cây lê đầu bản đã nở rộ đem mùa xuân về cùng với bản làng. Bản của người Lô Lô dường như náo nhiệt hơn xua tan đi cái lạnh mùa đông. Người Lô Lô đang đón xuân Ất Mùi.
Giữa cái se lạnh của những ngày đầu xuân mới Ất Mùi, từ thị trấn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, vượt chặng đường hơn chục cây số đèo dốc, chúng tôi cũng tới được xóm Khuổi Hon (xã Kim Cúc), một trong những bản 100% là người dân tộc Lô Lô sinh sống.
Miền gái đẹp rẻo cao
Bản nhỏ của người Lô Lô ở đây có vài chục nóc nhà sàn 4 mái quây quần. Không khí tưng bừng rộn rã ở xóm bản lưng chừng núi này. Cũng như nhiều dân tộc ít người ở Cao Bằng, ngày tết được người Lô Lô coi trọng nhất.  hong tục đón Tết của người Lô Lô rất độc đáo, ẩn chứa những giá trị văn hóa đậm nét của các cư dân trên miền rẻo cao.
Đón chúng tôi trong căn nhà sàn rộng rãi và thoáng đãng, ông Chi Viết Hải, chủ nhà vừa ngồi xuống chiếu cạnh bếp, vừa vui vẻ nói, “ Năm nay bà con trong bản sẽ có cái Tết rất vui, vì được nhà nước quan tâm, làm con đường vào bản, xuống chợ không còn khó khăn như trước rồi”.
Ngày trước người ta chọn dâu, chọn vợ nhìn vào tấm vải, đường kim...
 Ngày trước người ta chọn dâu, chọn vợ nhìn vào tấm vải, đường kim...
Bên bếp lửa bệp bùng cháy, cùng nhâm nhi những chén rượu ngô, ông Hải cùng các cụ cao niên trong thôn bản đã cùng nhau nói về bản sắc ngày tết của dân tộc mình cho chúng tôi, những người xa lạ nghe và bọn trẻ nhỏ trong thôn bản cùng nghe.
Với người Lô Lô, ngày cuối cùng của năm, mọi người quét dọn nhà cửa sạch sẽ chuẩn bị đón tài lộc năm mới, tổ chức bữa cơm sum họp cả nhà. Trong khi những người đàn ông trong gia đình bắt lợn, gà chuẩn bị các món ăn cho bữa cơm tất niên thì những người phụ nữ lại bận rộn với việc sửa soạn kéo sợi, dệt vải và hoàn thành các bộ quần áo để vui xuân.
Chị Chi Thị Duyên, con gái ông Hải vừa sửa soạn quần áo cho đứa con trai đầu lòng vừa cho biết, dù cuộc sống bây giờ tiến bộ, đi chợ cái gì cũng có mà mua nhưng con gái Lô Lô vẫn phải biết dệt vải và tự làm quần áo cho mình để mặc vào dịp lễ, tết. Thường là từ nhỏ đã được mẹ, bà dạy cho rồi.
Ngày trước người ta chọn dâu, chọn vợ nhìn vào tấm vải, đường kim là mọi người biết được người con gái đó có khéo léo, biết chăm lo gia đình hay không. Một bộ quần áo truyền thống của người Lô Lô phải dệt khoảng 6 tháng mới xong.
Thành kính thờ cúng tổ tiên
Người Lô Lô quan niệm bước sang năm mới, trong nhà không chỉ có ngô, gạo mà phải có nhiều củi và nước, biểu hiện của một năm làm ăn sung túc. Đêm giao thừa, gia đình cử người ra gánh nước tại mỏ nước của bản về nhào bột, làm bánh nếp.
Loại bánh rất đặc trưng, có tên gọi theo tiếng dân tộc là “Chò mìa chá”, cũng gói bằng lá dong tựa như bánh chưng, bánh tét của người Kinh, người Tày nhưng không phải hình vuông mà gói thành hình một chiếc bánh gù.
Dệt vải là truyền thống của người phụ nữ Lô Lô được truyền từ đời này qua đời khác.
 Dệt vải là truyền thống của người phụ nữ Lô Lô được truyền từ đời này qua đời khác.
Màu bánh cũng rất đặc biệt bởi gạo được ngâm bằng nước của loại lá lấy từ trên rừng, có màu xám đen. Trong ngày đầu năm mới, loại bánh này được buộc ở các cột nhà, buộc vào nông cụ lao động để cầu may mắn, mùa màng bội thu.
Bánh được treo hết ngày 15 Tết mới được gỡ xuống, bởi từ xa xưa người Lô Lô quan niệm vạn vật đều có linh hồn, ngày tết tất cả đều phải được đón Tết đủ đầy.  
Đêm giao thừa là đêm nhộn nhịp nhất, trong nhà từ già trẻ, gái trai đều thức. Mọi người cùng quần tụ bên bếp lửa hồng với nồi bánh nghi ngút khói cùng ôn lại câu chuyện của năm cũ đã qua. Vào sáng sớm mùng 1 Tết, người đàn ông lớn tuổi trong gia đình sửa soạn bàn thờ để mời tổ tiên về đón Tết cùng gia đình.
Bữa cơm họp mặt gia đình ngày Xuân.
 Bữa cơm họp mặt gia đình ngày Xuân.
Trên bàn thờ tổ tiên của người Lô Lô đều có những hình nhân làm bằng gỗ cây “ Mạy Vjẹc – Một loại cây được người Lô Lô quan niệm là cây thiêng được lấy từ trong khu rừng thần của bản. Đó được coi là nơi trú ngụ của thổ công, nên thường được gìn giữ và bảo vệ rất nghiêm ngặt, không cho ai chặt phá.
Người Lô Lô rất coi trọng tổ tiên. Đời cụ, ông bà , cha mẹ gọi là “dùng khé”. Tổ tiên xa là trên 4 đời gọi la “Pờ si”. Nhà nào cũng phải có bàn thờ tổ tiên trong nhà. Theo ông Hải, sống ở trên vùng rừng núi cao nên quan niệm của người Lô Lô là thờ thần đất và mặt trời.
Hàng năm dân bản thường tổ chức cúng thần thổ công, làm lễ xông đất để đánh thức hồn lúa, hồn đất dậy để xua đuổi chuột bọ, mưa gió thuận hòa nương rẫy được xanh tốt.  
Tôn trọng thần rừng
Đối với người Lô Lô, bữa ăn trong ngày Tết rất quan trọng, không thể thiếu các thực phẩm do bàn tay lao động của mình làm ra như: thịt gà, lợn đen treo trên gác bếp, cá lam. Đặc biệt là bữa cơm ngày Tết của người Lô Lô còn có món ăn được chế biến từ các loại côn trùng như : Nhện rừng, Chấu chấu, Nhái… được người dân tìm kiếm từ rừng mang về. Đây là những món ăn rất đặc biệt và được chế biến một cách cầu kỳ.
Theo quan niệm của người dân ở đây thì bữa cơm cúng tổ tiên và các thần linh phải được chuẩn bị từ những thực phẩm từ thiên nhiên, hoặc do chính bàn tay lao động làm ra, để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và thần đât sẽ xua đuổi những tà ma, rủi ro, đem lại may mắn trong năm mới. Nên dù có khó khăn vất vả đến mấy cũng tìm cho bằng được những loại nguyên liệu để chế biến.
Đặc biệt, bàn thờ không thể thiếu loại cây “mà si phìa”. Cành cây này được cắm từ cổng  cầu thang, cửa nhà đến bàn thờ tổ tiên để cầu cho gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, ăn nên làm ra, con cháu thảo hiền…
Ngày Xuân năm mới cũng là ngày con trai, con gái Lô Lô giao lưu kết bạn bên chén rượu nồng, bài hát mượt mà cùng núi rừng vùng cao.
 Ngày Xuân năm mới cũng là ngày con trai, con gái Lô Lô giao lưu kết bạn bên chén rượu nồng, bài hát mượt mà cùng núi rừng vùng cao.
Sau khi người chủ gia đình đã thực hiện xong các nghi thức thắp hương cúng tổ tiên, mọi người cùng quây quần bên mâm cơm Tết vừa ăn uống trò chuyện. Nói những câu chuyện về cuộc sống và những nét văn hoá cổ xưa của dân tộc, chúc tụng nhau một năm mới đủ đầy, ấm no bằng những chén rượu ngô cay nồng. Người lớn tuổi chúc cho các thành viên trong gia đình mạnh khoẻ, con cháu mau lớn khôn.
Sau khi ăn mâm cơm Tết xong, mọi người mới bắt đầu đi xông nhà. Người Lô Lô rất coi trọng việc xông nhà, họ quan niệm chỉ người đàn ông mới được xông nhà, sau đó phụ nữ và trẻ em mới đi vào nhà chơi. Trong cả 3 ngày Tết, người Lô Lô không ra đồng làm việc.
Họ quan niệm để mưa thuận gió hòa, có một năm bội thu thì sau những ngày nghỉ Tết, khi nào người cao tuổi uy tín trong bản chọn được ngày, giờ tốt ra đồng cuốc đất, khi đó  các gia đình mới được đi làm nông.
Những ngày xuân, mọi người khi gặp nhau, dù không quen biết, nhưng ai cũng có thể gửi lời chúc phúc bằng những làn điệu, khúc ca đã được truyền giữ từ ngàn đời của dân tộc Lô Lô. Còn những chàng trai, cô gái Lô Lô, ngày xuân là dịp để họ gặp nhau trao gửi tâm tình qua những điệu ca mượt mà, nồng đượm.
Những gương mặt ngời rạng và tiếng hát đối đáp của các chàng trai cô gái Lô Lô vang lên giữa đất trời đã làm cho núi rừng thêm ấm áp, bừng dậy sắc  xuân trên rẻo cao./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.