Tỷ phú vườn ươm khởi nghiệp từ bàn tay trắng

(PLO) - Anh Phạm Phúc Bình (SN 1980, ngụ thôn 4, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), từ hai bàn tay trắng đã vươn lên trở thành ông chủ vườn ươm, thu lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Đi lên từ bàn tay trắng

Chứng kiến vườn ươm xanh mơn mởn, ruộng khoai lang bạt ngàn đang cho thu hoạch, cùng rẫy bơ Booth (bơ trái vụ) bao la, tươi tốt của anh Bình, chúng tôi không khỏi thán phục, bởi để có thành quả ngày hôm nay anh từng đi lên từ đôi bàn tay trắng.

Anh Bình sinh ra và lớn lên trong gia đình đông anh em lại có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chỉ học hết bậc tiểu học đã theo cha mẹ lên rẫy.

Thấy bạn bè hàng ngày đi học rộn rã qua trước nhà, bản thân anh đã rất tủi phận. Nhưng chính hoàn cảnh ấy lại sớm trang bị cho anh Bình những kiến thức thực tế từ đời sống, sản xuất giúp anh có thể áp dụng sau này khi lập nghiệp.  

H2

 Anh Phạm Quốc Bình giới thiệu về giống bơ mới cho hiệu quả kinh tế cao

Tuổi trẻ của anh Bình qua đi trong khó khăn, gắn bó với nương rẫy. Năm 2004, anh Bình lập gia đình, đây cũng là mốc đánh dấu sự thay đổi số phận của anh khi quyết định gom hết số vốn chắt chiu trong nhiều năm lao động để lập nghiệp với nghề ươm cây giống.

Những kinh nghiệm trước kia đã tạo đà giúp anh Bình thành công ngay những lần đầu tiên, sau đó, anh mạnh dạn rộng diện tích, chủng loại cây giống ngoài các cây trồng dài hạn như tiêu, cà phê, cao su… còn có các loại cây ăn trái đặc sản của Tây Nguyên như bơ, sầu riêng… cung cấp cho nông dân quanh vùng.

Anh Bình chia sẻ: “Thời gian đầu, tôi đã rất lo lắng bởi không có trình độ chuyên môn. Tất cả quy trình, tôi đều làm theo cảm tính, kinh nghiệm và những gì tự mày mò học hỏi từ sách báo, một số lớp tập huấn nông nghiệp ngắn hạn”.

Mỗi năm, vườn ươm của anh Bình cung cấp hàng ngàn giống cây trồng các loại đi khắp nơi. Tạo công ăn việc làm thường xuyên và ổn định cho gần 10 lao động ở vùng với mức thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng.

Luồng gió mới cho địa phương          

Hiện tại, ước tính có gần 5 vạn bầu giống bơ Booth đang được anh Bình ươm mầm với mong muốn mang đến một luồng gió mới trong cơ cấu cây trồng của vùng. Bởi, trong quá trình ươm và xuất giống cây đi nhiều nơi, anh Bình nắm bắt được điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của mảnh đất Ea Tar rất có tiềm năng để phát triển giống bơ Booth, một giống cây ngoại nhập cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2014, anh Bình đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm trên diện tích 5 ha. Nhờ nắm bắt được xu hướng thị trường một cách nhanh nhạy, kiên trì, ham học hỏi cùng việc áp dụng đúng khoa học kỹ thuật mà vườn bơ Booth của anh đã cho năng suất cao và thu lại lợi nhuận trên cả sức mong đợi.

H1

Một góc vườn ươm của anh Bình

Chỉ sau 2 năm chăm bón, 5 ha bơ Booth của ông đã cho thu hoạch vụ đầu tiên là 9 tấn quả. Trong vụ tới, anh Bình ước tính vườn bơ sẽ cho thu hoạch trên 70 tấn quả. Tạm tính với giá bơ hiện tại là 70.000đ/1kg tại vườn, trừ mọi chi phí đầu tư và nhân công, ước tính sẽ thu lại lợi nhuận hơn 4 tỷ đồng.

“So với các loại giống cây trồng khác thì cây bơ dễ chăm sóc, ít nguy cơ rủi ro và hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống thường khác nên tôi hoàn toàn yên tâm sản xuất”, anh Bình chia sẻ. Ngoài ra, 43ha khoai lang Nhật đang cho thu hoạch cho năng suất cao (18 tấn/1ha),  sau khi trừ mọi chi phí sẽ cho lợi nhuận khoảng 3,5 tỷ đồng.

Nhờ sự cần cù và ý chí phấn đấu vươn lên, anh Bình sau nhiều năm tự mày mò, nghiên cứu đã thành công và tạo dựng cho mình một thương hiệu uy tín, đáng tin cậy tại địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Tuấn (SN 1960, thôn trưởng thôn 4, xã Ea Tar) cho biết: “Mặc dù còn trẻ tuổi nhưng Bình được biết đến là một người thành đạt và rất được nể phục trong địa phương. Dù vậy, nhưng Bình sống chan hòa với mọi người, luôn tạo điều kiện và giúp đỡ cho những người có điều kiện và hoàn cảnh khó khăn trong thôn. Đây đúng là một tấm gương sáng, đáng được tuyên dương về việc làm kinh tế giỏi”.

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...