Cty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Vững bước trên con đường chinh phục thị trường quốc tế

Cty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình: Vững bước trên con đường chinh phục thị trường quốc tế
(PLO) - Từng bước chậm rãi nhưng chắc chắn ra thị trường quốc tế, Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - một tên tuổi hàng đầu trong tổng thầu thi công ở Việt Nam chính thức đánh dấu tham vọng hình thành nên một thương hiệu xây dựng cho Việt Nam.

Doanh nghiệp mạnh là vậy, nhưng điều không ít người biết rằng thuyền trưởng lái “con tàu” Hòa Bình ra biển lớn lại là một người vô cùng nhẹ nhàng và lãng mạn. Ông là Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. 

Mở rộng địa hạt xây dựng

Giới báo chí và dân xây dựng từng nhiều lần đề cập đến tác phong kỳ lạ của ông Hải, bởi nó ngược hẳn với vẻ xù xì, thô ráp vốn vẫn thường được gắn với tính cách của “những người ở công trường”. Ông có thể ôm đàn ghita ngồi hát đầy say sưa trong nhiều cuộc gặp gỡ; ông có thể chia sẻ rất hào hứng về thông điệp của mình bằng một giọng nói nhẹ như gió thoảng nhưng đầy mê hoặc, cuốn hút… 

Lê Viết Hải sinh ra ở Huế, 9 tuổi ông cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Ông từng phụ giúp cha mẹ rất nhiều việc trước khi trở thành một nhân viên của Sở Nhà đất TP Hồ Chí Minh. Như một cái nghiệp cuộc đời, từ những ngày mới chỉ mò mẫm bước chân vào ngành xây dựng, ông đã mạnh dạn một mình thầu nguyên một căn nhà và thi công thành công. 

Có lẽ chính bước ngoặt này đã đưa kiến trúc sư Lê Viết Hải ngày ấy trở thành ông Chủ tịch Hòa Bình bây giờ, với một tập đoàn có hàng ngàn nhân viên, lãnh nhiệm vụ tổng thầu xây dựng nhiều dự án lớn ở Việt Nam. 30 năm thành lập với hơn 350 công trình Hòa Bình đã tham gia trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhiều công trình được biết đến là công trình tiêu biểu của ngành xây dựng Việt Nam và đạt trình độ đẳng cấp quốc tế, đó là Saigon Centre, German House, Gamuda City, Mở rộng Nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất T2, Soleil Ánh Dương, Sheraton Đà Nẵng, JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay,…  

Hỏi ông: “Liệu còn đỉnh cao nào ông muốn chinh phục trong lãnh thổ Việt Nam?”, ông cười hiền, trả lời: “Hòa Bình còn phải phấn đấu rất nhiều và thứ tự chinh phục phải căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của chiến lược phát triển tập đoàn và nền kinh tế của đất nước”.

Ông là Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình
Ông là Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Trong lĩnh vực xây dựng hiện nay gồm có 3 mảng: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp và xây dựng hạ tầng. Hiện tại, có thể nói Hòa Bình đang rất cạnh tranh và dẫn đầu trong xây dựng dân dụng, đặc biệt là các công trình có qui mô cao tầng và siêu cao tầng với những đòi hỏi trình độ kỹ thuật - mỹ thuật rất cao. 

Nhưng “2 mảng còn lại là xây dựng hạ tầng và công nghiệp chúng tôi vẫn còn hạn chế và đang nỗ lực để phát triển cao hơn” - ông Hải khiêm nhường chia sẻ. Rồi ông cho biết, thi công dự án nhà máy thép Hòa Phát – Dung Quất (Quảng Ngãi) là một minh chứng cho bước phát triển xây dựng mảng công nghiệp của Hòa Bình hiện nay. 

Được biết, cuối tháng 4 vừa rồi, công trình nhà máy Coke (một trong 5 nhà máy thuộc dự án Hòa Phát - Dung Quất) đã bàn giao hạng mục lớn đầu tiên móng lò & tường đầu lò Coke cho chủ đầu tư, đạt chất lượng và vượt tiến độ, thậm chí tốc độ thi công vượt xa đối thủ cạnh tranh lớn nhất ngay cạnh bên. 

Những kết quả thi công “trên cả mong đợi” như thế là trái ngọt mà ông Hải và Hòa Bình gặt hái được sau bao ngày nỗ lực, không ngừng vươn lên. Ngay từ những ngày đầu bắt đầu bén duyên với lĩnh vực xây dựng, ông Hải đã luôn tự nhắc bản thân mình cũng như gửi thông điệp “tuân thủ pháp luật, xây dựng an toàn” đến từng bộ phận, từng thành viên trong công ty. Bởi, lĩnh vực xây dựng là một lĩnh vực có mức rủi ro cao, thường trực đối diện với những tai nạn lao động bất ngờ trong cả quá trình thi công mà thời gian tính bằng năm… 

Do đó, trong Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, công tác huấn luyện, đào tạo và tuân thủ triệt để qui định, qui trình về an toàn lao động là yêu cầu bắt buộc. Trong nhiều năm qua, Hòa Bình đã áp dụng đánh giá chỉ tiêu công việc KPIs của Ban HSE và các công trình, trong đó chỉ số an toàn lao động chiếm trọng số lên đến 30% tổng tỉ lệ phần trăm của các chỉ tiêu được giao.    

Ông Hải chia sẻ: “Đảm bảo an toàn không chỉ là uy tín, là trách nhiệm và lương tâm đạo đức nghề nghiệp mà còn nó còn là sự tuân thủ pháp luật đối với Tập đoàn. Rủi ro là bất đắc dĩ và không ai mong muốn. Nhưng khi sự cố xảy ra, cách hành xử chuẩn mực là phải đối diện với sự thật, không né tránh trách nhiệm và nhanh chóng đưa ra giải pháp tốt nhất để khắc phục hậu quả”. 

Những bước chân đầu tiên vươn ra thế giới

Đánh giá thị trường Việt Nam còn rất tiềm năng, nhất là lĩnh vực xây dựng hạ tầng và công nghiệp mà Hòa Bình mới bước chân sang nhưng ông Hải cũng ấp ủ kế hoạch đưa phạm vi hoạt động của Hòa Bình vươn ra khỏi biên giới quốc gia. 

Ngay từ năm 2011, Hòa Bình đã bắt đầu tham gia nhiều dự án tại Malaysia trong vai trò nhà thầu quản lý xây dựng bao gồm dự án chung cư cao cấp Le Yuan Residence, với 670 căn hộ; Dự án cao ốc thương mại và văn phòng Desa Commercial khoảng 100.000m2 và đặc biệt, dự án Desa Green có quy mô lên đến 2.010 căn hộ gồm 3 blocks, 7 tầng hầm, 42 tầng cao với diện tích xây dựng 235.000 m2.

Năm 2012, Hòa Bình đã tham gia xây dựng dự án GEMS tại Myanmar cũng trong vai trò nhà thầu quản lý xây dựng. Khi ấy GEMS là một trong số 2 dự án cao tầng ở Yangon, Myanmar. Tại đây, Hòa Bình đã thành công trong việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc cho các nhà thầu phụ địa phương, rút ngắn tiến độ thi công bình quân từ 19 ngày/sàn xuống còn 6 ngày/sàn với diện tích mỗi sàn là 2.000m2 (hiện nay, trong nước Hòa Bình đã tổ chức thi công đạt 3 ngày/sàn).

Sau những bước đi thăm dò thành công, Hòa Bình quyết liệt chuẩn bị nguồn lực cho việc xuất khẩu dịch vụ xây dựng đến một số thị trường đang phát triển nóng đó là Kuwait với gói thầu kết cấu bê tông cốt thép của dự án Criminal Evidence Headquarters trị giá khoảng 35 triệu USD. Đồng hành với Hòa Bình là Sona, Searefico, Lilama… 

Ông Hải cho rằng, đây là thành công bước đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược Hợp chuẩn quốc tế - Định vị thương hiệu của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trong giai đoạn 2015-2024, một minh chứng mạnh mẽ cho khả năng xuất khẩu dịch vụ xây dựng của Việt Nam ra nước ngoài.

Ông Hải chia sẻ, Hòa Bình có cơ hội làm việc với nhiều nhà thầu hàng đầu trên thế giới, mỗi nhà thầu lại có thế mạnh riêng, có bí quyết công nghệ, cách thức quản lý riêng, nhờ vậy mà chúng tôi học hỏi được kiến thức, công nghệ thi công tiên tiến, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho công ty. Từ đấy, ông tin rằng, Hòa Bình sẽ cất cánh, bay ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, ghi tên mình vào danh sách những nhà thầu uy tín ở khu vực và trên thế giới. 

Tuy nhiên, ông khẳng định, nếu chỉ có riêng Hòa Bình thì không thể làm nên thành công của thương hiệu xây dựng Việt Nam. Để ghi dấu nhà tổng thầu Việt Nam trên trường quốc tế, ngoài sự cố gắng của từng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng tiêu chí hợp chuẩn quốc tế cần có sự chung tay của Chính phủ. Nỗi niềm trăn trở này được ông phát biểu chia sẻ nhiều lần tại các hội nghị cấp quốc gia, cấp bộ, ngành.

Theo đó, Nhà nước cần đưa ra giải pháp phát huy vai trò động lực của ngành xây dựng nhằm tạo điều kiện cho các ngành trong chuỗi cung ứng nói trên phát triển đồng bộ và kêu gọi sự đoàn kết, hợp tác vì một sứ mệnh và hoài bão chung. Hoài bão của cả dân tộc được ngẩng cao đầu, sánh vai với bè bạn khắp năm châu, tạo nên một sức cạnh tranh mạnh mẽ của ngành xây dựng Việt Nam trên trường quốc tế.  

Có thể nhiều người vẫn còn hoài nghi về những hoài bão của Lê Viết Hải dành cho ngành xây dựng Việt Nam nhưng ông Hải vẫn luôn tin vào thành công của Hòa Bình sau những phấn đấu không ngừng nghỉ. Trên con đường chinh phục các chủ đầu tư quốc tế, ký ức về chiến thắng của đội bóng futsal Hòa Bình trên sân Liverpool (Anh) năm 2014 trước những đội bóng đến từ châu Âu, châu Phi luôn hiện diện đầy tự hào trong tâm trí ông và chiến thắng tuyệt vời của các đội tuyển U23 Châu Á mới đây chính là niềm tin mãnh liệt vào con người, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. 

Ông cho rằng, chiến thắng của các cầu thủ Việt Nam nhỏ bé trước “những gã khổng lồ” chính là một bài học về tinh thần dũng cảm và sự tự tin. “Do đó, chỉ cần chúng ta nỗ lực và đặt mọi tâm sức vào mục tiêu, sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách trước mắt, con đường thành công chắc chắn sẽ đến” - ông Hải khẳng định. 

Đọc thêm

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...