Làm sao để văn hóa doanh nghiệp không còn là “những lời nói dối kinh điển”?

Làm sao để văn hóa doanh nghiệp không còn là “những lời nói dối kinh điển”?
(PLO) - Lạm dụng công sức nhân viên, phục vụ tệ hại với khách hàng, gian dối với đối tác, cạnh tranh “bẩn” với đối thủ đến sự đổ bể của những doanh nghiệp (DN) từng là thương hiệu đình đám trên thị trường... là những minh chứng rõ ràng nhất khẳng định tính thời sự và tính “sống còn” của văn hóa DN và đạo đức kinh doanh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế được đề cập tại Hội thảo “Văn hóa DN và đạo đức kinh doanh” tổ chức hôm qua (18/9) ở Hà Nội.  

Người lao động không chịu nổi DN thiếu văn hóa

Văn hóa DN, theo định nghĩa của Tạp chí kinh doanh Harvard (Harvard Business Review), là “cách mọi thứ được thực hiện tại DN”. Trong một nền văn hóa công ty lành mạnh, người nhân viên cảm thấy hài lòng, được trân trọng, sẽ nảy sinh niềm yêu thích với công việc; từ đó họ sẽ có trách nhiệm khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, cũng như đối tác của cơ quan. “Những người nhân viên hạnh phúc có nghĩa là khách hàng hài lòng và cổ đông vui vẻ, cuối cùng lợi nhuận sẽ tăng theo”; đó là chân lý được theo bởi nhiều ông chủ nổi tiếng trên thế giới, bao gồm tỷ phú Bill Gates, ông chủ Virgin Group – Richard Branson, ông chủ Starbucks – Howard Schultz, tỷ phú “người sắt” Elon Musk… 

Nếu muốn phát triển bền vững, DN dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần chú trọng đến việc xây dựng văn hóa DN. Song, trong thị trường thay đổi vũ bão như hiện nay, việc xây dựng văn hóa DN ở Việt Nam thường xuyên bị coi nhẹ. Văn hóa DN độc hại ngày càng rõ ràng khi bắt đầu nảy sinh những sự cố về con người và hệ thống, đặc biệt, khi những người nhân viên tâm huyết, cần cù đều quyết định rời đi, tìm kiếm các tổ chức có giá trị cốt lõi tuyệt vời, đồng thời giúp họ cân bằng công việc và cuộc sống.  

Văn hóa DN, dù là tích cực hay tiêu cực, đều có thể trở nên dễ nhận biết “bên ngoài bốn bức tường” của tổ chức; như việc người ta tẩy chay Khaisilk, Uber bởi những lùm xùm liên quan tới lạm dụng nhân viên, gian dối trong kinh doanh. Văn hóa DN kém khiến các công ty không làm hài lòng được đội ngũ nhân sự của mình và không giữ chân được những người lao động lâu dài. Tuy họ có thể thành công trong thời gian ngắn, nhưng không thể tiến xa và bền vững được. 

Cách hành xử “thiếu văn hóa” của DN không hề lạ lẫm với nhiều sinh viên, học sinh mới ra trường, bắt đầu đi làm. Nhiều người đi làm đang phải tự hỏi, phải chăng, “làm vì đam mê" chỉ là một công cụ được ngụy trang cho việc bóc lột sức lao động của các DN, là cái cớ để trả lương thấp cho nhân viên, bắt họ làm thêm giờ không lương và thậm chí là vắt kiệt cho tới giọt mồ hôi cuối cùng?

Để văn hóa DN không chỉ là khẩu hiệu

Thế nhưng thực tế hiện nay cho thấy, song song với việc coi nhẹ văn hóa DN, việc xây dựng thương hiệu cũng bị nhận thức sai lệch. Nhiều ý kiến của các chuyên gia và đại diện các DN đã thẳng thắn chỉ rõ thực trạng không ít DN vì lợi nhuận mà bất chấp; vì đồng tiền mà đánh cược cả niềm tin đang dần cạn kiệt từ phía khách hàng. 

Theo TS Võ Trí Thành - chuyên gia kinh tế, ẩn sâu trong vấn đề văn hóa, đạo đức kinh doanh là triết lý thị trường, triết lý phát triển của các DN và triết lý về cuộc sống. Với ý nghĩa này, chữ doanh nhân và DN sẽ được viết đúng nghĩa là văn hóa, đạo lý, đạo đức trong cách làm ăn. PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh) nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng thương hiệu, DN đưa ra những cam kết và phải thực hiện đầy đủ các cam kết. Đó là những cam kết có trách nhiệm, dựa trên những mong ước của khách hàng. 

Từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 10.11 hàng năm là “Ngày Văn hóa DN Việt Nam”, với những nội dung quan trọng về xây dựng văn hóa DN như: Xây dựng và phát triển nền tảng văn hóa DN Việt Nam gắn với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy tích cực, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; làm lành mạnh môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật...

Làm sao để văn hóa DN, đạo đức kinh doanh ở Việt Nam không còn chỉ là khẩu hiệu? Làm sao có thể xây dựng được những giá trị cốt lõi và nền văn hóa DN lành mạnh? Làm sao có thể “đánh bóng” thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất nhưng vẫn tuân thủ pháp luật? Đó là những câu hỏi khó nhưng buộc mọi DN phải tư duy trong bối cảnh hiện nay, để gây dựng được những hình ảnh đẹp, không chỉ đối với chính nhân viên của tổ chức, mà còn đối với khách hàng, đối tác và thậm chí cả các đối thủ của họ. 

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.