Bộ trưởng Lê Thành Long: Tư pháp Tây Ninh cần khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

(PLO) - Ngày 28/8/2017, đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Lê Thành Long làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tây Ninh. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. 

Tư pháp đi vào mọi mặt cuộc sống

Phát biểu trong buổi làm việc, bà Phùng Thị Dâu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh đã báo cáo về các nội dung hoạt động trong thời gian qua trong lĩnh vực tư pháp của tỉnh. Bên cạnh những thành tích đạt được, Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh đã cũng chỉ ra nhiều tồn tại, nêu ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất lên Bộ trưởng cùng lãnh đạo các Cục, Vụ có biện pháp giúp Sở Tư pháp của địa phương có phương hướng tháo gỡ.

Tỉnh Tây Ninh với đặc thù là một tỉnh biên giới với 8 huyện và 1 thành phố loại III, dân số hơn 1 triệu người nhưng lực lượng cán bộ ngành tư pháp rất thiếu, trong khi đó khối lượng công việc của một địa phương có đường biên giới giáp với Campuchia, các vấn đề liên quan đến tư pháp, hộ tịch... vô cùng phức tạp vì có tỷ lệ trường hợp liên quan đến các yếu tố nước ngoài cao.

Có thể nói, tỉnh Tây Ninh là một trong những địa phương có lực lượng, biên chế, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp mỏng nhất cả nước. Đơn cử như Thanh tra chỉ có 1 người, Phòng Phổ biến Giáo dục Pháp luật thì có 2 người... nên gặp rất nhiều khó khăn trong công việc.

Bà Phùng Thị Dâu (Phó giám đốc Sở Tư pháp Tây Ninh) báo cáo về các nội dung công tác
Bà Phùng Thị Dâu (Phó giám đốc Sở Tư pháp Tây Ninh) báo cáo về các nội dung công tác

Dù nhân lực hạn hẹp, tuy nhiên Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh vẫn nỗ lực triển khai các nhiệm vụ được giao, cũng như phối hợp với các ban ngành chức năng, thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho địa phương trong lĩnh vực tư pháp, ban hành các văn bản qui phạm pháp luật (QPPL)... Từ đầu năm 2016, Sở Tư pháp Tây Ninh đã thực hiện góp ý trên 200 văn bản của Trung ương và địa phương; thẩm định 139 dự thảo văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Tây Ninh.

Trong giai đoạn này, lĩnh vực tư pháp đã đi sâu vào rất nhiều mặt trong cuộc sống, từ giải quyết khiếu nại tố cáo, cung cấp lý lịch tư pháp, rồi việc kết hôn, khai sinh có yếu tố nước ngoài... Trước những khó khăn, vướng mắc, lãnh đạo cùng cán bộ Sở Tư pháp Tây Ninh đã đề xuất nhiều vấn đề lên Bộ Tư pháp nhằm tháo gỡ, hỗ trợ giải quyết.

Lần làm việc này của đoàn công tác lại đúng vào lễ kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2017), nhân dịp này, Bộ trưởng Lê Thành Long nhắc lại chặng đường khó khăn, chông gai mà ngành tư pháp đã trải qua, để đến nay đã thực sự trưởng thành, sâu rộng trong mọi mặt đời sống, từ việc nhỏ nhất như khai sinh khai tử cho người dân, hay đến những vấn đề lớn của đất nước như tham mưu xây dựng hiến pháp, chính sách, hay các vụ tranh tụng có tính chất quốc tế... Tất cả những đóng góp của ngành tư pháp đã và sẽ được ghi nhận, trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

Bộ trưởng Lê Thành Long đã ghi nhận, chúc mừng những thành tựu đã làm được và chia sẻ với địa phương trước những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.

Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ với những khó khăn của địa phương, đồng thời nhắc nhở cán bộ phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ trưởng Lê Thành Long chia sẻ với những khó khăn của địa phương, đồng thời nhắc nhở cán bộ phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong giai đoạn mới, ngành tư pháp nói chung và Sở Tư pháp Tây Ninh nói riêng tiếp nối những thành tựu mà lớp trước đã để lại, phát huy, duy trì và có định hướng phát triển rõ ràng. Dù nhân lực ít, còn nhiều khó khăn nhưng vẫn phải cố gắng hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngày càng khẳng định vị thế, của Bộ, ngành trong phát triển kinh tế xã hội.

Chính vì thế, Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh cần phải tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược về cải cách tư pháp, xã hội hóa các hoạt động tư pháp; tăng cường kiểm tra, thanh tra để các lĩnh vực đang xã hội hóa đi đúng hướng.

Giải quyết bài toán nhân lực, Bộ trưởng Lê Thành Long định hướng, với lực lượng còn hạn hẹp, ngành tư pháp tỉnh Tây Ninh nên chủ động, sáng tạo và sắp xếp khoa học hơn để vẫn có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Trước hết, phải xác định rõ trọng tâm, phải xác định việc nào quan trọng làm trước, cái nào làm sau... Trong khâu chuẩn bị, xử lý công việc phải chuẩn bị kỹ nội dung, để giảm bớt thời gian phải họp bàn, từ đó tăng thời gian làm việc.

Bộ trưởng Lê Thành Long chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ tư pháp tỉnh Tây Ninh.
Bộ trưởng Lê Thành Long chụp ảnh lưu niệm cùng các cán bộ tư pháp tỉnh Tây Ninh.

Trong thời gian tới, về những luật và các đề án mới sẽ được đưa vào áp dụng cũng như triển khai, Bộ trưởng nhắc nhở Sở Tư pháp Tây Ninh trong quá trình tham mưu, biết cân nhắc và đưa ra những ý kiến đóng góp giúp lãnh đạo địa phương thực hiện, áp dụng tốt, đúng luật. Nắm bắt được các vấn đề trong địa bàn để có thể ứng phó, giải quyết kịp thời và tham mưu cho chính quyền tỉnh để có biện pháp tháo gỡ.

Thi hành án dân sự: yếu tố quan trọng nhất là con người

Chiều ngày 28/8, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tây Ninh.

Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Tiễn (Cục trưởng Cục THADS tỉnh Tây Ninh) đã báo cáo những kết quả đạt được từ năm 2016 đến nay. Theo con số thống kê, riêng năm 2016, Cục THADS tỉnh Tây Ninh đã thụ lý 32.214 việc, giải quyết xong 17.259/24.937 việc có điều kiện.

10 tháng đầu năm 2017: đã thụ lý 28.474 việc, qua phân loại có 21.667 việc có điều kiện giải quyết. Kết quả THA trong 10 tháng đầu năm 2017 còn chưa đạt chỉ tiêu được giao, trong 2 tháng còn lại của năm 2017, Cục THADS tỉnh Tây Ninh sẽ tập trung chỉ đạo xử lý tài sản bán đấu giá thành, giao tài sản cho người được THA nhằm kết thúc hồ sơ xong, tăng tỷ lệ THA, nhất là kết quả THA về tiền đang còn thấp; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2017.

Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác làm việc với Cục THADS Tây Ninh
Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác làm việc với Cục THADS Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh có số lượng án thụ lý giải quyết rất lớn nhưng lại thiếu nhân lực, năm 2017 Tây Ninh không có Chấp hành viên (CHV) biệt phái hỗ trợ giải quyết án như những năm trước nên CHV luôn bị quá tải công việc. Trong 10 tháng, trung bình mỗi CHV (kể cả lãnh đạo, quản lý) thụ lý 412 việc.

Án chuyển kỳ sau giải quyết còn lớn, nhiều vụ việc phức tạp, khó thi hành; nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá phải giảm giá nhiều lần nhưng không có người mua; người phải THA lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kéo dài việc THA...

Bên cạnh đó, công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhìn chung chưa đáp ứng được yêu câu, nhiệm vụ hiện nay của ngành, còn thiếu chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo cấp phòng và Chi cục.

Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Lê Thành Long ghi nhận sự cố gắng của THADS tỉnh Tây Ninh, Bộ trưởng chia sẻ những khó khăn như số lượng vụ việc lớn, đặc thù địa bàn. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhận xét rằng dù công tác THADS tại Tây Ninh có nhiều cố gắng nhưng chưa có nhiều điểm sáng. Cần khắc phục các sai phạm của CHV, làm dứt điểm công tác bồi thường, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất là con người. Trước hết, trong công tác cán bộ cần kiện toàn bộ máy lãnh đạo Cục, phòng ban chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng CHV, thẩm tra viên về chuyên môn nghiệp vụ... Quy hoạch cán bộ cần nghiêm túc, thay đổi tư duy, mạnh dạn đề xuất cán bộ trong ngành, nhìn xa ra các cán bộ trong ngành nội chính để chọn những cán bộ có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất. Nếu chọn đúng người thì trong một thời gian ngắn có thể củng cố được hệ thống.

Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kỷ luật... cần chủ động, vào cuộc sớm, nếu phát hiện vi phạm, có đầy đủ cơ sở thì phải xử lý, chấn chỉnh, kỷ luật,

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, địa phương. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, các cấp chính quyền địa phương. Xác định rõ trọng tâm công việc để động viên cán bộ thực hiện, hoàn thành.

Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục THADS cần phải hỗ trợ trực tiếp, tính toán cơ chế biệt phái, tăng cường cán bộ hỗ trợ cho THADS Tây Ninh trong tình thế khó khăn về nhân lực. Bên cạnh yếu tố con người, phải tận dụng được tối đa những nguồn lực như chất xám, công nghệ, phương tiện truyền thông... để cải thiện đến mức tốt nhất công tác THADS, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Đọc thêm

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.

Đội ngũ trí thức, nhà khoa học: Trách nhiệm nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, diễn ra ngày 30/12 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có “phép thuật” để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử…

Những dấu ấn quốc phòng năm 2024

Chủ tịch nước Lương Cường (ngoài cùng bên trái) cùng các đại biểu dự Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2024.
(PLVN) -  Năm 2024, toàn quân chủ động tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS,QP) kết hợp phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được triển khai chủ động, sâu rộng...

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật

Tập trung kiểm toán việc tổ chức thực hiện pháp luật
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, Kiểm toán Nhà nước cần tập trung kiểm toán tính đúng đắn phù hợp, đầy đủ, kịp thời của việc ban hành các văn bản hướng dẫn các luật; việc tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến các cơ chế đặc thù, phân cấp, phân quyền trong phân bổ, sử dụng nguồn lực và thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; việc thực hiện phòng chống lãng phí; việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy...

Giai đoạn mới 'cuộc chiến' chống lãng phí

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân).
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra vừa tổ chức, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh đến công tác thanh tra chống lãng phí.

Từ năm 2025 cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên

Trong Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, với tỷ lệ 100%, 306 đại biểu trẻ em biểu quyết thống nhất cấm TLĐT, TLNN. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ năm 2025, các loại thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng (TLĐT, TLNN) sẽ được liệt vào danh sách hàng cấm. Quyết định mang tính lịch sử này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên, đồng thời minh chứng rằng tiếng nói của trẻ em đã được lắng nghe, nguyện vọng chính đáng của các em về môi trường không khói thuốc đang thành hiện thực.

Công nghệ là cộng hưởng trong hợp nhất 2 Bộ TT&TT và KH&CN

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: T. Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tên mới của Bộ hợp nhất là Bộ Khoa học, Công nghệ và Truyền thông vừa bao quát được hết các lĩnh vực của hai Bộ, lại vừa thể hiện được cộng lực, cộng hưởng của hai Bộ là công nghệ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương, tưởng nhớ Đại tướng Lê Đức Anh.
(PLVN) - Sáng 29/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Nhà văn hóa và Thư viện Đại tướng Lê Đức Anh, bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; và thăm, tặng quà người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Thủ tướng: Trình Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quán triệt tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vừa chạy vừa xếp hàng" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 29/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), sáng 29/12, tại huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Thời cơ tốt để sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy TP HCM

Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 35.
(PLVN) - Qua thảo luận việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố, các ý kiến tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 35 khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025, bày tỏ nhất trí cao với quan điểm, mục tiêu và giải pháp, bám sát chỉ đạo và định hướng, gợi ý của Trung ương, có nghiên cứu đề xuất các vấn đề có tính đặc thù của Thành phố.

Tự tin vị thế Việt Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 sắp qua, Bộ Ngoại giao vừa công bố những số liệu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại mà đất nước đã đạt trong năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 27/12, dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành tăng tốc, bứt phá, với mục tiêu nông dân phải được ấm no, hạnh phúc hơn; nông thôn hiện đại hơn; nông nghiệp tiên tiến hơn; cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết

Tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết
Sáng 27/12/2024, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình tổ chức trọng thể Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.