Bí ẩn lăng mộ đá giữa Bán đảo Linh Đàm: Từng là mộ giả của vua Quang Trung?

Ông Nhi mô tả kích thước miếng ngọc
Ông Nhi mô tả kích thước miếng ngọc
(PLO) - Các nhà sử học thời phong kiến cùng có chung nhận định, ngôi mộ ở làng Linh Đường chỉ là “mộ giả” do triều thần Tây Sơn bày ra để đánh lừa vua Thanh còn ngôi mộ thật của Quang Trung nằm ở vị trí khác.
Như đã nói, sau khi Quang Trung mất (tháng 9 Dương lịch năm 1792), Quang Toản sai sứ sang Nhà Thanh dâng biểu giả rằng mộ vua được chôn tại Linh Đường để bày tỏ sự “trung thành” với Nhà Thanh. Vua Càn Long tưởng thật tặng tên hiệu cho ông là Trung Thuần, thân làm một bài thơ viếng và cho một pho tượng, 300 lạng bạc để sửa sang việc tang. Cả triều thần nhà Thanh được lệnh làm lễ truy điệu vua Quang Trung. Sứ nhà Thanh là Thành Lâm đến tận mộ ở Linh Đường để viếng và đọc văn tế. 
Các nhà sử học thời phong kiến cùng có chung nhận định, ngôi mộ ở làng Linh Đường chỉ là “mộ giả” do triều thần Tây Sơn bày ra để đánh lừa vua Thanh còn ngôi mộ thật của Quang Trung nằm ở vị trí khác. Kết quả khai quật cũng cho thấy người nằm dưới lăng mộ đá ở Linh Đường là phụ nữ thì không thể là vua Quang Trung được. Nhưng phải chăng, đây chính là ngôi mộ đã được chọn làm mộ giả Quang Trung để đoàn sứ thần nhà Thanh tới viếng?
“Cái trớ trêu của lịch sử là ở chỗ lịch sử được viết ra bao giờ cũng ngắn hơn những gì cuộc sống con người tạo ra nó, do vậy những tư liệu khảo cổ, tư liệu tra cứu, tư liệu điều tra các di tích hiện còn sẽ là công việc cần thiết cho việc phục dựng lại lịch sử qua những gì vốn có của nó. Trên độ đường tìm đến chân lý lịch sử, tất yếu phải có những giả thiết khoa học để chính lịch sử nghiệm sánh”, Tiến sĩ Cường chia sẻ.
Với sự công tâm của một người làm nghiên cứu khoa học nhất là nỗi lòng đau đáu trả lời những câu hỏi của lịch sử, tiến sĩ Cường đưa ra kiến giải về lăng đá Linh Đường. Theo ông, có thể cái chết của bà Hoa Dung xảy ra sớm hơn đôi chút với cái chết của Quang Trung nên khi thông báo tang lễ với triều đình nhà Thanh, có người đã lập mưu cho vua Quang Toản Cảnh Thịnh chọn đúng ngôi mộ của bà làm lễ cho sứ đoàn nhà Thanh sang viếng.
Người bày ra mưu kế này rất có thể là Ngô Thì Nhậm vì ông là người Tả Thanh Oai, cùng huyện với người quá cố nên am hiểu vùng đất này hơn ai hết. Việc mai táng một ông vua đương quyền chắc hẳn phải khác thân phận một bà hoàng. Cho nên trong quá trình chờ sứ bộ nhà Thanh sang thăm viếng, triều đình Tây Sơn đã phải cho sửa sang lại ngôi mộ này.
“Trước tiên là dựng lăng đá phiến cho hợp với quy mô một mộ vua. Sau đó, người ta cho phá phần nắp quách mui luyện của ngôi mộ bà, trải lên đó một lớp vữa mới. Lớp vữa này được tạo ra từ một hợp chất mới. Họ cũng đã có thể cho phá hủy tất cả các dấu vết văn bia, chữ và các tư liệu khác có liên quan tới thân phận bà hoàng kia. Chính vì vậy, mới có sự bất chỉnh hợp giữa lăng đá với quách, từ nắp quách tới bể quách”, Tiến sĩ Cường phân tích.
Đồ tùy táng chôn theo mộ.

Đồ tùy táng chôn theo mộ. 

Trong quá trình hỏi chuyện các cụ già ở làng Linh Đường, chúng tôi còn được cung cấp một thông tin thú vị khác. Đó chính là ngôi từ đường của dòng họ Nguyễn Linh Đường, cụ tổ 5 đời của bà Hoa Dung. Trong gia phả dòng họ này ghi rõ: “Nhà thờ này do chúa Trịnh Sâm cho xây dựng năm 1775 để thờ tổ tiên bên ngoại. Năm 1792, vua Quang Trung mất, nhà thờ được lấy làm nhà quàn lĩnh cữu Quang Trung để đón sứ thần Mãn Thanh sang viếng nên bị triều Nguyễn phá, chỉ còn lại hậu cung như ngày nay”. Điều này càng khẳng định, dòng họ Nguyễn Linh Đường chắc chắn có liên quan đến cái chết và ngôi mộ giả của vua Quang Trung như sách sử ghi.
Lời khai của những kẻ trộm mộ
Trong khi các nhà khảo cổ nỗ lực giải mã bí mật xác ướp Linh Đường thì các trinh sát của Công an huyện Thanh Trì cũng nỗ lực truy bắt kẻ chủ mưu của băng trộm mộ. Đã có lúc vụ án tưởng đi vào ngõ cụt. Nhưng vào một ngày đầu năm 1990, cơ quan công an nhận được tin, Công an tỉnh Hải Hưng (cũ) bắt được một nhòm đào trộm mộ gốc gác ở Thanh Trì. Qua lời khai của bọn phạm tội, các chiến sĩ an ninh biết được kẻ chủ mưu vụ trộm mổ ở lăng đá Linh Đường là tên Q, người huyện Thường Tín lấy vợ Thanh Trì và ở tại nhà vợ. 
Tại cơ quan điều tra, Q khai nhận: Ngôi mộ này do tên N phát hiện ra. Q cùng N đã đến đây thị sát nhiều lần và đi đến phán đoán như sau: Đây là một ngôi mộ không có tên tuổi nên chỉ có một trong những khả năng, là chỗ thuần túy chôn của hoặc là mộ của một ông vua vì sợ đổi thay triều đại sẽ bị quật lên, nếu không cũng sẽ là mộ một viên quan làm nhiều việc tàn ác nên không dám đề tên. Từ những khả năng trên, bọn chúng nhận định mộ nhất định phải có của quý.
Vẫn theo lời khai của Q, do lăng đá được xây dựng thành một khối rất kiên cố với những thanh đá lớn ghép khít nhau. Đêm đầu tiên, bọn chúng đào cửa phía Bắc không kết quả đành phải bỏ dở. Tên Q phát hiện ra cửa mộ ở phía Nam. Song cửa mộ hướng này cũng rất kiên cố. Bàn đi tính lại, bọn chúng thấy tốt nhất là dùng bộc phá đánh tan cửa mộ. Bộc phá sẽ được nổ vào đúng 12h đêm là lúc có tàu hỏa chạy qua để tiếng động của đoàn tàu làm giảm bớt tiếng nổ. 
Đúng theo kế hoạch, khối bộc phá nặng chừng nửa cân đã phá tan cửa mộ. Chờ hết khói, bọn chúng hùa nhau vào đào mộ. Nhưng trước lớp hợp chất rắn chắc, trời lại sắp sáng nên bọn chúng đành phải bỏ dở. Đó chính là đêm ngày 25/11/1989, khi hai anh em Q vào trong đào, 3 tên đứng cảnh giới bên ngoài đã bị lực lượng công an tóm gọn. Đến lúc nghe có tiếng súng, anh em Q đã nhanh chân tháo chạy. Theo lời khai thì bọn chúng chưa lấy được gì ở ngôi mộ này.
Vĩ thanh
Những kẻ xâm phạm tới nơi an nghỉ của tiền nhân ở ngôi mộ cổ Linh Đường cuối cùng đã phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật. Sau ngày khai quật, thi hài bà hoàng đã được trả về chỗ cũ để người xưa tiếp tục giấc ngủ ngàn năm. Chỉ có điều cho đến này, vẫn chưa có một công bố chính thức nào về danh phận của bà. Phía trước ngôi mộ, người dân thành kính lập nên một miếu thờ nhỏ có cửa sắt khóa cẩn thận. 
“Người dân đi thăm mộ vẫn thường ghé qua thắp hương cho bà nhưng cho đến giờ người ta vẫn chỉ đơn thuần gọi đó lăng đá hay mộ Bà Chúa chứ không có dòng họ nào đứng ra thừa nhận và trông coi”, ông trưởng họ Nguyễn Linh Đường cho hay.

Tin cùng chuyên mục

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

Đọc thêm

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Các thí sinh với trang phục dân tộc tại bán kết 'Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024'

Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. (ảnh BTC)
(PLVN) - Các thí sinh với trang phục dân tộc đại diện cho bản sắc văn hoá của 54 dân tộc anh em. Tiết mục đã khiến tất cả mọi người trong như vừa được sống lại với không khí hào hùng và mang đầy hào khí của dân tộc Việt Nam qua hơn 4.000 năm lịch sử tại đêm Bán kết “Hoa hậu Thương hiệu Việt Nam 2024 - Miss Brand VietNam 2024” vừa diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.