Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017; xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017; xuất khẩu chăn nuôi ước đạt 0,31 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,03 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tốt trong 7 tháng đầu năm 2018 là gạo (ước đạt 3,87 triệu tấn và 1,96 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và 29,2% về giá trị so với cùng kỳ 2017), rau quả (ước đạt 2,28 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2017), các loại lâm sản chính (kim ngạch ước đạt 5,03 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017), thủy sản (ước đạt 4,63 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017).
Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là Indonesia (đối với gạo, cà phê, cao su), Nga (cà phê, hạt điều), Đức (đối với chè, hạt điều, hạt tiêu, cao su), Malaysia (đối với gạo, chè, gỗ, rau quả), Philippines (đối với gạo, cà phê), Saudi Arabia (đối với chè), Iraq, Hong Kong (đối với gạo), Mỹ (đối với chè, hạt điều, hạt tiêu), Ấn Độ (đối với cao su, hạt tiêu), Thái Lan (rau quả, thủy sản).
Trong tháng 7/2018, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhẹ; tiêu thụ lúa gạo từ các doanh nghiệp xuất khẩu còn chậm. Nhu cầu xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp đã hoàn tất giao hàng theo các hợp đồng tập trung với Indonesia, Malaysia. Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước sẽ sôi động vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng từ các thị trường nhập khẩu. Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm xuống mức thấp 15 tháng trong tuần qua do đồng rupee tiếp tục suy yếu và nhu cầu giảm do người mua đang chờ đợi giá giảm sâu hơn nữa. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm tiếp do nguồn cung thu hoạch lúa Hè-Thu đang tăng.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), các thị trường tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là Indonesia (đối với gạo, cà phê, cao su), Nga (cà phê, hạt điều), Đức (đối với chè, hạt điều, hạt tiêu, cao su), Malaysia (đối với gạo, chè, gỗ, rau quả), Philippines (đối với gạo, cà phê), Saudi Arabia (đối với chè), Iraq, Hong Kong (đối với gạo), Mỹ (đối với chè, hạt điều, hạt tiêu), Ấn Độ (đối với cao su, hạt tiêu), Thái Lan (rau quả, thủy sản).
Trong tháng 7/2018, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhẹ. Tiêu thụ lúa gạo từ các doanh nghiệp xuất khẩu còn chậm. Nhu cầu xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp đã hoàn tất giao hàng theo các hợp đồng tập trung với Indonesia, Malaysia. Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước sẽ sôi động vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng từ các thị trường nhập khẩu. Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm xuống mức thấp 15 tháng trong tuần qua do đồng rupee tiếp tục suy yếu và nhu cầu giảm do người mua đang chờ đợi giá giảm sâu hơn nữa.
Giá cà phê giảm do dự báo vụ mùa mới năm nay của Brazil sẽ đạt kỷ lục hơn 3,6 triệu tấn, của Việt Nam dự kiến hơn 1,8 triệu tấn, đạt mức cao so với nhiều năm gần đây. Dự báo, thời gian tới, giá cà phê khó tăng do thị trường vẫn đang chịu áp lực nguồn cung từ mùa vụ mới và nhu cầu chưa có nhiều cải thiện.