Xuất hiện hiện tượng 'cánh tay COVID' sau tiêm vaccine ở trẻ, cha mẹ xử trí thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp một số hiện tượng như “cánh tay COVID”.

Đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là những phản ứng phổ biến thường gặp với vaccine OVID-19 sử dụng công nghệ mRNA như Moderna hoặc Pfizer-BioNTech. Một số các triệu chứng ít gặp hơn khác cũng xuất hiện sau tiêm vaccine như phát ban, ngứa... Đây được gọi là phản ứng sau tiêm vaccine COVID tại cánh tay, hay gọi tắt là “cánh tay COVID”.

Thực ra, hiện tượng trên không phải là chuyện hiếm thấy sau tiêm bất kỳ một loại vaccine nào cho cả trẻ em và người trưởng thành. Đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine, được gọi là phản ứng phụ nhẹ hay phản ứng không mong muốn.

Một số nghiên cứu trên những người gặp phải hiện tượng này cho thấy, các triệu chứng "cánh tay COVID" thường xuất hiện khoảng 7 ngày sau mũi tiêm đầu tiên và 2 ngày sau mũi tiêm thứ hai ở một số người. Triệu chứng "cánh tay COVID" được cho là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch, thể hiện các tế bào miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các tế bào cơ nơi đã hấp thụ vaccine mRNA. Tác dụng của vaccine phòng COVID-19 mRNA giúp cơ thể tạo ra một loại protein, gọi là protein S.

Trong khi đó, một số trường hợp lại khiến hệ thống miễn dịch xác định đó là tình trạng nhiễm trùng cần được loại bỏ, vì vậy, dẫn đến phản ứng của hệ miễn dịch quá mức, gây nên các dấu hiệu của triệu chứng "cánh tay COVID".

Các triệu chứng sưng đỏ tại chỗ có thể hết sau 3-5 ngày.

Các triệu chứng của "cánh tay COVID"

Ngứa, có thể ngứa dữ dội

Phát ban đỏ/hoặc đổi màu vùng da quanh chỗ tiêm với các kích thước khác nhau.

Trong một số trường hợp, phát ban có thể lan tới bàn tay hoặc ngón tay

Sưng tấy

Đau

Da vùng tiêm cảm thấy nóng ấm khi chạm vào

Xuất hiện các cục u cứng dưới da tại vị trí tiêm

Xử trí thế nào?

Các triệu chứng của 'Cánh tay COVID' thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Tình trạng này sẽ không tiến triển nặng nề đến mức đe dọa tính mạng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tuy vậy, nó vẫn có thể gây khó chịu và phiền toái cho người gặp phải.

Có thể dùng một loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hay một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm sưng giảm đau.

Gia đình cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng.

Để giảm đau và giảm khó chịu tại vị trí tiêm: Đắp một chiếc khăn mặt sạch, mát và ướt lên vùng da đó. Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Uống nhiều nước.

Mặc đồ nhẹ nhàng, với những bộ quần áo không gây nóng bức.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.