Xu thế chuyển dịch năng lượng quốc gia: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Chuyển dịch năng lượng là xu hướng tất yếu của quốc gia nhằm đạt các mục tiêu khí hậu trong những thập kỷ tới. (Nguồn: Freepik)
Chuyển dịch năng lượng là xu hướng tất yếu của quốc gia nhằm đạt các mục tiêu khí hậu trong những thập kỷ tới. (Nguồn: Freepik)
(PLVN) -Trong bối cảnh nguồn tài chính khí hậu ngày càng eo hẹp do khó khăn kinh tế toàn cầu, quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETPs) là một trong các giải pháp giúp các nước đang phát triển tiếp cận các nguồn lực cần thiết để xây dựng và triển khai hiệu quả các lộ trình phát triển carbon thấp, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, trong nỗ lực chung chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Sau quá trình đám phán, Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) được Việt Nam và nhóm các đối tác quốc tế (IPG) thông qua ngày 14/12/2022 tại Brúc-xen, Vương quốc Bỉ. Việt Nam là nước thứ ba, sau Nam Phi và Indonesia thông qua Tuyên bố JETP với các nước trong và ngoài G7. Các đối tác quốc tế tham gia quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam gồm có Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italia, Canada, Đan Mạch, Na Uy.

Đây là một trong những bước tiến lớn kể từ cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP26) về trung hoà phát thải khí nhà kính về “0” vào năm 2050. Việc tham gia JETP cũng thể hiện nhận thức mạnh mẽ của hệ thống chính trị Việt Nam về sự cần thiết phải thúc đẩy hành động hướng tới các mục tiêu và mục đích dài hạn của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp ước khí hậu Glasgow, nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, giảm thiểu các tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu tới các quốc gia, người dân và môi trường. Trong khi đó, Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.

Đáng nói, mỗi quốc gia có những ưu tiên, thách thức và nhu cầu riêng trong chuyển đổi hệ thống năng lượng. Tại Việt Nam, “chuyển đổi năng lượng công bằng” vẫn còn là một khái niệm mới, mang tính chuyển đổi sâu rộng, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, để làm rõ hơn về yếu tố “công bằng” trong quá trình chuyển đổi năng lượng quốc gia, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường TS. Tăng Thế Cường.

Chuyển đổi năng lượng cần hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội

Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường TS. Tăng Thế Cường.

Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường TS. Tăng Thế Cường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án triển khai Tuyên bố JETP, trong đó xác định rõ 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Xin ông chia sẻ, đánh giá về 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm này, đặc biệt là nhóm nhiệm vụ “Bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng”?

- Thông qua JETP, các đối tác quốc tế giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính cho chuyển đổi năng lượng công bằng; thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nâng cấp hạ tầng lưới điện; phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết đối với chuyển đổi công bằng thông qua giáo dục và đào tạo nghề; tăng cường tham gia của khu vực tư nhân; phát triển trung tâm năng lượng tái tạo và hình thành ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; thúc đẩy lưu trữ, cất trữ và sử dụng carbon, sản xuất thiết bị và pin lưu trữ năng lượng, sản xuất hydrogen xanh, phát triển điện gió ngoài khơi.

Về gói tài chính JETP bao gồm: hỗ trợ không hoàn lại; hỗ trợ kỹ thuật; các khoản vay mà các nước, các ngân hàng phát triển đa phương, các quỹ hỗ trợ Việt Nam (bao gồm các điều khoản về lãi suất, điều kiện để vay và giải ngân...); các khoản tín dụng các ngân hàng, tổ chức tín dụng quốc tế trong Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ); các khoản đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế. Mức cam kết ban đầu là 15,5 tỷ USD trong 3 - 5 năm tới bên cạnh các nguồn hỗ trợ tài chính hiện tại.

Triển khai Tuyên bố JETP, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án triển khai Tuyên bố JETP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1009/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 với 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi năng lượng; Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; Phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng; Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành Giao thông Vận tải; Đổi mới sáng tạo, phát triển và chuyển giao công nghệ; Bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng; Truyền thông, nâng cao nhận thức; Thúc đẩy hợp tác, huy động nguồn lực cho chuyển đổi năng lượng công bằng.

Đề án cũng xác định đề ra danh mục 48 nhiệm vụ cụ thể và 3 nhóm nhiệm vụ ưu tiên triển khai Tuyên bố JETP từ nay đến năm 2025 gồm: Nhóm dự án đầu tư lưới điện truyền tải; Nhóm dự án về pin lưu trữ và thủy điện tích năng; Nhóm dự án phát triển điện gió ngoài khơi.

Yếu tố bảo đảm công bằng trong chuyển đổi năng lượng là rất quan trọng không chỉ trong phạm vi Tuyên bố JETP mà còn trong tổng thể của quá trình chuyển dịch năng lượng, định hướng nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh của nước ta. Đây là nhóm nhiệm vụ trọng tâm được xác định để giải quyết 03 vấn đề, cụ thể bao gồm: Bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và thực hiện trách nhiệm trong chuyển đổi năng lượng; Hỗ trợ các nhóm lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi năng lượng; Thực hiện đào tạo, đào tạo lại các lao động bị ảnh hưởng.

Bảo đảm tính bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và thực hiện trách nhiệm trong chuyển đổi năng lượng đòi hỏi phải duy trì tính liên tục, ổn định và khả năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng với mức giá cả chấp nhận được đối với cộng đồng; các vấn đề về giá cả và sự đa dạng về nguồn cung cấp là những yếu tố có tính quyết định đến an ninh năng lượng, xét trên góc độ lợi ích quốc gia.

Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ không thể tránh khỏi việc ảnh hưởng tới sinh kế hoặc khả năng ứng phó với tác động về kinh tế, xã hội, môi trường của một số nhóm lao động và hộ gia đình dễ bị tổn thương. Việc hỗ trợ các nhóm này cần được đánh giá tác động, lên kế hoạch sớm và triển khai thực hiện đồng bộ, minh bạch thông tin với các cộng đồng, hộ gia đình bị tác động. Đặc biệt. đối với đội ngũ lao động ngành than và điện than, việc thực hiện đào tạo và đào tạo lại là rất cần thiết, tận dụng tối đa các cơ hội việc làm mới được tạo ra từ các dự án, chương trình chuyển đổi năng lượng.

Nhóm nhiệm vụ này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng chính sách có sự tham gia của các nhóm lao động bị ảnh hưởng nhằm thực hiện hoạch định chính sách ở tất cả các cấp và bảo đảm các vấn đề giới, an sinh xã hội, phục hồi xanh, phát triển kỹ năng được tích hợp trong các chính sách, dự án, chương trình về chuyển đổi năng lượng.

Xin ông cho biết ý nghĩa của việc thực hiện Tuyên bố JETP đối với các mục tiêu về năng lượng và khí hậu tại Việt Nam. Đồng thời, đánh giá thêm về tác động của chuyển đổi năng lượng công bằng đối với đời sống xã hội, bao gồm cả các cộng đồng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, đội ngũ lao động ngành than và điện than có nguy cơ bị cắt giảm...?

- Biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu đã và đang tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới, thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Đây cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị COP26. Do đó, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang năng lượng sạch, tái tạo là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển. Tại COP26, Việt Nam cũng đã tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Tại COP26, Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 bằng nguồn lực nội địa cùng với sự phối hợp và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, bao gồm các quốc gia phát triển dưới hình thức tài chính và chuyển giao công nghệ, bao gồm thực hiện các cơ chế trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris. Việt Nam cũng đã ký cam kết toàn cầu về giảm phát thải khí methane ủng hộ mục tiêu giảm phát thải khí methane 30% vào năm 2030 so với mức năm 2020. Việt Nam cũng đã ủng hộ Tuyên bố chung toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch, cam kết ngừng cấp giấy phép và xây dựng mới của các dự án nhiệt điện than không có biện pháp giảm phát thải.

Để thúc đẩy triển khai thực hiện JETP, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023; phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023; phê duyệt Đề án triển khai thực hiện Tuyên bố JETP tại Quyết định số 1009/QĐ-TTg ngày 31/8/2023. Ban Thư ký thực hiện JETP cũng đã được thành lập tại Quyết định số 845/QĐTTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ và ra mắt tại Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo COP26.

Trước bối cảnh toàn cầu mới, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng trong dài hạn, ổn định giá cả và khả năng tiếp cận năng lượng cho mọi đối tượng trong xã hội.

Tuyên bố JETP được xây dựng trên nền tảng quá trình chuyển đổi năng lượng được đẩy mạnh với sự phát triển đa dạng của các công nghệ sản xuất, lưu trữ năng lượng mới, tiềm năng năng lượng tái tạo phong phú nhằm giảm tỷ lệ phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, góp phần đáng kể vào các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và mỗi quốc gia.

Về kinh tế, quá trình chuyển đổi năng lượng cũng giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng đối với quốc gia thông qua việc cung cấp đa dạng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, giúp nền kinh tế tách biệt khỏi sự dao động lớn về giá nhiên liệu hóa thạch. Chuyển đổi năng lượng cũng sẽ tạo ra số lượng đáng kể việc làm mới, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển một nền kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu.

Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Việt Nam ta luôn coi trọng việc bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng chính sách và quá trình phát triển. Chính sách về chuyển đổi năng lượng cần hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, bao gồm các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, chăm sóc những nhóm người dễ bị tổn thương vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Đối với đội ngũ lao động ngành than và điện than, việc chuyển đổi và cắt giảm điện than sẽ gây mất việc làm trực tiếp và gián tiếp, gây ra một số tác động tiêu cực đến thị trường lao động và sinh kế của cộng đồng địa phương. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này, chúng ta cần triển khai các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, thực hiện việc đối thoại giữa Chính phủ và người lao động trong quá trình hoạch định chính sách để bảo đảm các vấn đề về việc làm, nơi ở, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em và các vấn đề về giới được tích hợp trong mọi chính sách, dự án về chuyển đổi năng lượng.

Tăng cường thể chế, chính sách pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu

Hội thảo tham vấn về Dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện JETP tại Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng IPG tổ chức vào ngày 11/8/2023. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành chủ trì cùng các đại diện IPG. (Nguồn: Cục Biến đổi khí hậu)

Hội thảo tham vấn về Dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện JETP tại Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng IPG tổ chức vào ngày 11/8/2023. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành chủ trì cùng các đại diện IPG. (Nguồn: Cục Biến đổi khí hậu)

Xin ông chia sẻ quan điểm và giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu trong thời gian tới?

- Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, luôn chủ động và tích cực triển khai nhiều hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển xanh. Thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được kết quả ban đầu quan trọng; nhiều chính sách, chương trình, hành động về biến đổi khí hậu đã được ban hành và triển khai thực hiện như Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định rõ nội dung, nhiệm vụ về ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ cần phải chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Về bối cảnh chung toàn cầu, Tuyên bố JETP đề cập mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế. Tuyên bố cũng đánh giá bối cảnh trong nước, ghi nhận các cam kết, hoạt động Việt Nam triển khai thực hiện cam kết. Để triển khai thực hiện Tuyên bố JETP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố JETP trong tháng 7/2023, Trưởng Ban là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Chức năng của Ban Thư ký là tổ công tác giúp việc Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong điều phối giải quyết những công việc liên quan đến Tuyên bố JETP, đồng thời phối hợp với IPG trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan cùng với việc ý kiến tham vấn của các thành viên IPG xây dựng Dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP (RMP). Dự thảo đầu tiên được tham vấn xin ý kiến tại Hội thảo ngày 11/8/2023, gồm có 08 chương và 03 phụ lục. Ngày 15/8/2023, Bộ đã có Văn bản số 6705/BTNMT-BĐKH gửi các bộ, ngành, cơ quan có liên quan đề nghị cho ý kiến đối với Dự thảo.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết cho thấy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở nước ta. Các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết đã được nhanh chóng thể chế hóa trong quá trình xây dựng và ban hành các Luật và văn bản dưới luật. Hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu đã được nâng lên một tầm mới và có nhiều “điểm sáng” được quốc tế ghi nhận. Các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu được Nghị quyết đề ra đều đạt và có những chỉ tiêu đạt vượt mức đề ra.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi mỗi quốc gia, doanh nghiệp và người dân đều phải quan tâm như các cơ chế mới về tiêu chuẩn kỹ thuật mới được đề ra. Điều này đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa về thể chế, chính sách pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ mới. Các quan điểm và giải pháp đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu trong thời gian tới cần xác định rõ thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” là cơ hội để phát triển bền vững, được ưu tiên trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

Tiếp đến, việc ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, công lý với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế. Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mọi người dân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội.

Cần triển khai các giải pháp cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng; tập trung phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền. Tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường carbon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; tăng cường hợp tác công - tư, phát huy nguồn lực của Nhà nước để thúc đẩy, kích hoạt việc thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Cần nhận thức được rằng, việc triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu chính là góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu!

Ngày 31/08/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng. Trong đó, giai đoạn từ nay đến năm 2030, một trong những mục tiêu cụ thể được đề ra là xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Đồng thời, phải tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và chuyển đổi năng lượng để phấn đấu tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 47% và mức phát thải đỉnh của ngành điện không quá 170 triệu tấn CO2 tương đương, tổng quy mô công suất nhiệt điện than không quá 30.127MW với sự hỗ trợ đầy đủ và thực chất của quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Đọc thêm

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.