Chuỗi cửa hàng Nada mới mở ở thành phố Vancouver của Canada có thể xem là điển hình trong cách thức mà các siêu thị đang thực hiện để chống ô nhiễm nhựa.
Quan điểm của cửa hàng rất đơn giản: Tất cả thực phẩm được bán tại chuỗi cửa hàng này đều hoàn toàn không sử dụng bao bì. Người mua hàng mang theo hộp và túi đựng để chứa hàng hóa và trả tiền cho các mặt hàng mà họ mua theo trọng lượng.
Tại cửa hàng có bày bán một loạt các mặt hàng khô, như ngũ cốc, hạt, snack và đậu; các mặt hàng bánh ngọt; mật ong, dầu ô liu; đồ dùng vệ sinh, chất tẩy rửa; các chế phẩm từ sữa; và các mặt hàng đồ nguội - tất cả đều không đóng gói.
Ngoài việc giảm lượng bao bì, cửa hàng cũng muốn giúp người tiêu dùng tránh lãng phí thực phẩm tại nhà và tiết kiệm tiền.
Ví dụ, tại Nada, người mua hàng có thể chỉ mua một vài lá húng quế thay vì phải mua toàn bộ cây húng quế. Việc này giúp tiết kiệm chi phí và để thừa đồ ăn. Xét đến việc 40% số thực phẩm ở Mỹ bị vứt bỏ, sự thay đổi nhỏ này có khả năng tạo ra tác động lớn.
Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Nada, cô Brianne Miller, là một nhà sinh vật học biển. Cô đã chứng kiến tận mắt "những khối nhựa độc hại trôi nổi trong các đại dương”, mà phần lớn trong số đó là rác từ bao bì thực phẩm".
Do đó, Miller đặt quyết tâm phải thay đổi tình trạng này. Miller cho biết cô nhận ra rằng gần như tất cả các yếu tố gây ô nhiễm đại dương gắn liền với hệ thống cung cấp thực phẩm của chúng ta. “Cách chúng ta sản xuất, vận chuyển, chế biến, đóng gói, mua bán, tiêu thụ và cuối cùng là xử lý thức ăn thừa đều góp phần vào sự thay đổi khí hậu và suy thoái môi trường”, cô chia sẻ.
Để phá vỡ hệ thống này, Nada chỉ hợp tác với các nhà cung cấp có ý thức về môi trường và công khai minh bạch sự ảnh hưởng của họ đến sinh thái.
"Chúng tôi tin tưởng vào các phương thức canh tác hữu cơ, chuỗi cung ứng minh bạch để tạo dựng một nền kinh tế thịnh vượng và một tương lai không lãng phí", Nada chia sẻ trên trang web của cửa hàng.
Để có sản phẩm được bán ở Nada, các nhà cung cấp tiềm năng phải chứng minh cách vận hành của họ phù hợp với sứ mệnh của Nada. Chuỗi cửa hàng này cũng đặt ra một số tiêu chí khi tìm nguồn cung ứng, bao gồm các hoạt động canh tác có trách nhiệm, tính minh bạch của chuỗi cung ứng và nguồn gốc sản phẩm, đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn và sứ mệnh xã hội.
Nada không phải là cửa hàng tạp hóa đầu tiên thuộc loại này. Béclin Unverpackt cho biết siêu thị đầu tiên trên thế giới dành riêng cho những người theo lối sống không rác thải. Tại Béclin Unverpackt có bán hơn 600 sản phẩm, tất cả đều không có bao bì.
Những cửa hàng mua sắm không sử dụng túi nilon đang xuất hiện ngày càng nhiều. |
Các cửa hàng Zero Market ở thành phố Denver và chuỗi Earth Food Love ở Anh cũng đã phát triển mô hình kinh doanh tương tự.
"Các cửa hàng không bao bì là đại diện cho lối sống không lãng phí và tối giản", theo ông Rachel Rachelle Strauss, người điều hành chiến dịch về giảm thiểu rác và là nhà thành lập trang web My Zero Waste, cho biết.
Theo các chuyên gia, các cửa hàng mua sắm không bao bì có thể giúp giảm lượng rác sinh hoạt của người tiêu dùng, cũng như lượng rác thải trong quá trình vận chuyển và cung cấp. Ví dụ, các thùng dầu ô liu đã được dùng hết sẽ được các nhà cung cấp thu hồi lại trong lúc phân phối những thùng dầu mới, và sau đó sẽ được tái sử dụng.
Điều này tránh được rất nhiều rác thải ở nơi sản xuất. Rất nhiều loại thực phẩm khác cũng được chuyển đến với số lượng lớn trong thùng giấy và hộp có thể tái chế hoặc phân hủy.
Các cửa hàng như Nada có thể thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. "Bạn phải nhớ mang theo những chiếc túi và hộp đựng có thể tái sử dụng mỗi khi đến cửa hàng. Bạn cũng phải kiểm kê thực phẩm trước khi ra khỏi nhà, vì vậy bạn biết chính xác mình cần bao nhiêu. Những cân nhắc này sẽ khéo léo đưa bạn ra khỏi văn hóa tiêu dùng lãng phí hiện nay để hướng tới một cách tiêu dùng trách nhiệm hơn", ông Strauss cho biết.
Nỗ lực của các nhà bán lẻ nhằm giảm thiểu rác thải nói trên là một phần trong xu hướng cắt giảm sử dụng các sản phẩm dùng một lần đang được các khách sạn, nhà hàng và chính quyền ở khắp nơi trên thế giới nỗ lực thực hiện nhằm giải quyết vấn đề rác thải của họ.