Xót xa sinh vật biển bị hại chết do thú vui “like ảo”

Sao biển bị chết khô do du khách checkin, kiếm like ảo
Sao biển bị chết khô do du khách checkin, kiếm like ảo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sao biển, hải sâm và san hô là những sinh vật biển cực kỳ mong manh. Chỉ cần một cú chạm nhẹ nhàng, chúng có thể bị thương, thiếu nước sẽ chết. Mong manh là vậy, điều đáng nói không ít du khách chỉ vì “check in” kiếm “like ảo” mà họ hại những sinh vật biển không thương tiếc. Hành động này ảnh hưởng lớn đến môi trường, hệ sinh thái biển.

30 triệu năm để hình thành và nửa năm để phá

San hô được xem là mái nhà của sinh vật biển. Các rạn san hô còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu ở vùng biển, phục vụ cho ngành du lịch lặn ngắm dưới đáy biển. Nhiều rạn san hô đẹp vùng gần bờ biển các tỉnh miền Trung đang bị đe dọa bởi chính con người, nhất là nạn khai thác trái phép, tình trạng du khách giẫm đạp, phá hủy san hô. Hàng loạt rạn san hô đang trong tình trạng nguy cấp.

Ngày 16/5/2022, dân mạng phẫn nộ sau khi xem được bức ảnh của một người đàn ông nằm lên rạn san hô, bắt sao biển ở Hòn Yến, Phú Yên để chụp ảnh. Người này nằm đè lên rạn san hô, tạo dáng phản cảm, thậm chí cầm một lúc cả chục con sao biển chỉ để nhằm mục đích check in.

Bài đăng trên fanpage Bảo tàng Hải Dương học kèm thông điệp có ghi: "Sinh vật biển nói chung, rạn san hô cũng như sao biển nói riêng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những hành động như du khách này ở Phú Yên. Các bạn thân mến, tham quan du lịch là nhu cầu thiết yếu của từng cá nhân. Tuy nhiên, những hành động ảnh hưởng đến môi trường, thiên nhiên như thế này cần phải lên án mạnh mẽ". Fanpage “Bảo Tàng Hải Dương Học” kêu gọi mọi người tham quan du lịch là nhu cầu thiết yếu của từng cá nhân, tuy nhiên những hành động ảnh hưởng đến môi trường, thiên nhiên như vậy cần lên án mạnh mẽ và không được bắt chước theo.

"Một hành động quá sức phản cảm! Chỉ vì câu “like ảo” mà bạn có thể phá hủy cả chục/trăm/ngàn năm tạo dựng của tạo hoá? Bạn nghĩ gì khi đang tạo dáng "khủng khiếp" này", bạn Nguyễn Ngọc gay gắt bày tỏ.

Chi cục Biển và Hải đảo - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cho biết vùng biển gần bờ Phú Yên hiện có 182 loài san hô. Vào ngày rằm hằng tháng, khi thủy triều xuống, lộ ra các rạn san hô tuyệt đẹp, thu hút đông du khách đến tham quan. Tuy nhiên, do nằm ở gần bờ nên hầu hết các rạn san hô này đang bị xâm hại.

Tại Khánh Hòa, Khu Bảo tồn biển Hòn Mun là nơi có rạn san hô đẹp nhất với 350 loài san hô. Thế nhưng, san hô nơi đây cũng chịu áp lực nhiều từ lượng du khách trên 6,3 triệu lượt mỗi năm đến Khánh Hòa, trong đó tour đảo, lặn ngắm san hô luôn được nhiều du khách lựa chọn. Nhiều hướng dẫn viên lặn biển phản ánh khá nhiều rạn san hô bị hư hại, đứt gãy, mắc đầy rác thải.

Trong khi Vườn Quốc gia Côn Đảo đang bỏ ra nhiều công sức và thời gian để tôn tạo, cấy ghép san hô thì nhiều du khách vô ý thức chỉ mất vài phút, thậm chí vài giây để phá hoại chúng. Vườn Quốc gia Côn Đảo có khoảng 2.000ha san hô bao quanh. Xét về độ đa dạng sinh học và độ phủ của san hô thì khó có nơi nào sánh được với vườn quốc gia này. Tuy nhiên, dưới tác động của tự nhiên và con người, hệ sinh thái san hô đang bị suy giảm nghiêm trọng. Từ thực trạng đó, Vườn Quốc gia phối hợp với Viện Hải dương học Nha Trang đang nỗ lực tìm cách cấy ghép san hô. Sau 3 tháng cấy ghép, hơn 1.500 nhành san hô dưới biển Côn Đảo đã nhú mầm 2cm. Và sau 2 - 3 năm, những nhành san hô này phát triển bình thường, góp phần bảo vệ nguồn lợi biển ở hòn đảo này.

Thế nhưng, vừa qua, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh về một nhóm du khách ngang nhiên bẻ san hô ở Côn Đảo mang về nhưng do hướng dẫn viên thông báo rằng không thể mang lên sân bay nên khoảng 10 túi đựng san hô đã được bỏ lại đảo. Nhìn những bọc san hô bị bỏ lại vẫn còn nguyên mùi tanh và đủ các loại từ san hô gạc, san hô nai, san hô trứng, san hô dĩa khiến nhiều người không khỏi xót xa, bất bình trước hành động vô ý thức này của du khách.

Việt Nam nằm trong vùng đa dạng san hô lớn nhất thế giới nhưng 9/10 trong số hơn 1.000km2 rạn san hô ở Việt Nam lại đang trong tình trạng nguy cấp. Vẫn còn đó những vùng rạn san hô “kêu cứu” chỉ vì những lối ứng xử không đúng mực đối với san hô - mái nhà của sinh vật biển.

Tổ chức Nghiên cứu san hô Reef Ecologic (Úc) cũng vừa kết thúc việc nghiên cứu và khảo sát Khu Bảo tồn biển Hòn Mun. TS Adam Smith, đồng Giám đốc Tổ chức Nghiên cứu san hô Reef Ecologic, cho rằng Hòn Mun đang đối mặt với sự tác động của con người và những sinh vật có hại. "San hô nơi đây đang bị tác động rất lớn từ con người, như xả rác, giẫm đạp và khai thác hải sản bừa bãi. Nếu không có cách bảo tồn phù hợp thì chẳng mấy chốc rạn san hô ở đây sẽ biến mất. Để có được một rạn san hô đẹp phải mất đến 30 triệu năm nhưng để phá nó chỉ mất nửa năm" - TS Adam Smith khuyến cáo.

Người đàn ông nằm trên san hô, bắt sao biển gây phẫn nộ.

Người đàn ông nằm trên san hô, bắt sao biển gây phẫn nộ.

Sao biển bị phơi nắng, chết khô

Sao biển là loài sinh vật biển đẹp có ở một số vùng biển Việt Nam như Phú Quốc, Nha Trang, Côn Đảo... Mới đây, diễn đàn du lịch Phú Quốc vừa chia sẻ hình ảnh những chú sao biển ở Rạch Vẹm chết khô do du khách vớt lên “sống ảo” khiến dư luận bức xúc. Theo đó, những con sao biển bị cháy khô dưới nắng, được xếp đủ hình tim, sao, hoa trên bãi cát khô, sóng biển không vào tới. Tất cả đều cong queo, đen quắt.

Đa số các bình luận là phẫn nộ bởi hành động thiếu hiểu biết của một số bạn trẻ đã dẫn đến cái chết không đáng có của loài sinh vật biển vốn là biểu trưng của vùng biển này.

Du khách tên H.A (Hà Nội) đã có chuyến du lịch đến vùng biển Phú Quốc. Tại đây, chị sốc và chia sẻ bức xúc trên trang cá nhân khi chứng kiến cảnh sinh vật biển bị vớt lên, phục vụ công cuộc “sống ảo” của khách du lịch rồi bị bỏ chết khô dưới nắng: “Trái tim của các bác sáng nay đến trưa là thành tim nướng rồi… Tội chúng! Gia đình mình ghé Rạch Vẹm vào buổi trưa, tầm 12-14h ngày 2/4/2021. Được anh lái taxi giới thiệu 1 bãi có nhiều sao mà còn xếp thành hình trái tim, gia đình mình tới đó thì thấy như ảnh trên. Mình rất bức xúc khi thấy lũ sao biển bị cháy khô dưới nắng. Gia đình mình đã thử cho 2 con sao biển chưa bị khô cong xuống nước nhưng chắc muộn mất rồi”.

Kèm theo lời chia sẻ bức xúc là hình ảnh hàng loạt sao biển chết khô trông vô cùng thảm thương. Theo tìm hiểu, sao biển nếu bị vớt ra khỏi môi trường nước sau 5 phút sẽ chết vì chúng thở bằng chân ống và các lỗ nhú. Nước biển được ví như máu của loài vật này vì chúng không có máu: “Bản thân tụi sao biển không có máu đâu mọi người à. Cho nên tụi này quyết định lấy nước biển xài như máu. Dễ hiểu hơn là nước biển chính là máu của tụi nó! Tưởng tượng tim bạn vẫn đập bịch bịch bịch bịch nhưng không có bơm máu đi được là nó kinh khủng như thế nào. Do vậy tụi này mới dễ chết khi bị bắt lên bờ dù dưới nước nó sống rất mạnh”, một lý giải từ fanpage trên Facebook. Bài viết sau vài giờ đăng tải đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dân mạng. Đa số đều tỏ ra phẫn nộ trước hành động phá hoại sự sống của các sinh vật biển này.

Vớt loài sao lên chụp rồi không thả chúng về lại biển là hành động vừa tàn nhẫn, vừa vô trách nhiệm với thiên nhiên. Tưởng chừng tàn phá môi trường là chặt cây, phá rừng to tát nhưng hóa ra chỉ một việc làm nhỏ, vô tâm cũng đã gây hại cho hệ sinh thái, tàn nhẫn với thiên nhiên. Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/06/2015 đã chỉ rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam. Trong đó, nội dung số 5 trong Điều 8 của Luật đã chỉ rõ những hành vi bị nghiêm cấm: Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.

Nghị định 45/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có quy định, khách du lịch sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có các hành vi vi phạm như: Không thực hiện nội quy, quy định của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch; ứng xử không văn minh; không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du lịch.

Trên thực tế, rất hiếm những trường hợp xử phạt du khách hành xử không đúng với loài sao biển, san hô. Hầu hết các hành vi mới chỉ dừng ở mức độ nhắc nhở. “Trách nhiệm” nhắc nhở lại thường thuộc về người dân ven biển, như nhắc khách đem sao biển trở lại nước khi vớt chúng lên cạn. Nhưng, sự nhắc nhở này dường như đã muộn.

Giải quyết hiện trạng này đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Không chỉ tuyên truyền, nhắc nhở du khách ý thức tôn trọng văn hóa, bảo vệ thiên nhiên; các cơ quan chức năng còn nên áp dụng các quy định, quy chế xử lý những hành vi vi phạm, nhằm cảnh cáo, răn đe các hành vi tương tự sau này để bảo vệ các loài sinh vật biển, giữ gìn hệ sinh thái thiên nhiên.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.