"Xóa rào" để nhiều người dân tộc thiểu số tham gia cơ quan dân cử

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Trên thực tế, tỉ lệ đại biểu là người dân tộc thiểu số (DTTS) tham gia các cơ quan dân cử trong các nhiệm kỳ gần đây ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các ứng viên là người DTTS. Bởi vậy, để đồng bào các DTTS góp tiếng nói nhiều hơn tại các cơ quan dân cử thì rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp, các ngành.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 DTTS với số dân trên 12 triệu người (chiếm 14,3% tổng dân số). Trong 4 nhiệm kỳ Quốc hội (QH) gần đây, tỷ lệ đại biểu người DTTS chiếm từ 15,6% đến 17,27% (so với tỷ lệ dân số là 14,3%). Trong tổng số 500 đại biểu QH khóa XIII, có 78 đại biểu QH là người DTTS thuộc 29 dân tộc khác nhau (chiếm tỷ lệ 15,6%). Đại biểu là người DTTS tham gia Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 688 người, chiếm 18%; cấp huyện và cấp xã chiếm hơn 20%. 

Ngày càng khẳng định vị thế

Theo Nghị quyết số 1135/NQ-UBTVQH13/2016 của Ủy ban Thường vụ QH, đối với tỷ lệ ứng cử, trúng cử đại biểu QH khóa XIV là người DTTS, dự kiến khi lập danh sách chính thức những người ứng cử ít nhất là 162 người, bằng 18% tổng số người trong danh sách ứng cử và phấn đấu trúng cử ít nhất là 90 đại biểu, bằng 18% tổng số đại biểu QH.

Đối với công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, đảm bảo số lượng hợp lý người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND là người DTTS phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương. Phấn đấu số đại biểu HĐND được bầu là người DTTS không thấp hơn số đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011- 2016 là người DTTS ở đơn vị hành chính đó.

Có thể nói, tỷ lệ đại biểu QH là người DTTS trong các cơ quan dân cử luôn được Đảng, Nhà nước chú ý quan tâm bảo đảm về số lượng và thành phần các dân tộc. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng, chất lượng đại biểu cũng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của QH. Đa số các đại biểu được cơ cấu đều đã kinh qua hoạt động thực tiễn và là người tiêu biểu cho từng dân tộc thiểu số mà mình đại diện, có đạo đức và phẩm chất tốt, được cử tri tín nhiệm cao.

Tại diễn đàn QH, nhiều đại biểu DTTS đã có những đóng góp quan trọng trong các quyết sách của Quốc hội, nhất là các chính sách liên quan đến dân tộc. Điều này cho thấy, đại biểu DTTS ngày càng có tiếng nói trong các cơ quan dân cử.

Tuy nhiên, theo ông Lù Văn Que, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam), mặc dù các nhiệm kỳ gần đây, tỉ lệ đại biểu là người DTTS trong các cơ quan dân cử luôn cao hơn so với số dân, song vẫn có một số dân tộc chưa từng có đại diện trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. “Tôi đề nghị nên cân nhắc, xem xét kĩ hơn, tăng thêm đại biểu ở các thành phần dân tộc vì điều này thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc”- ông Que kiến nghị.

Những rào cản không nhỏ

Nhiều ý kiến cho rằng, để đạt được những yêu cầu mà Nghị quyết 1135 đã đề ra, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các ứng viên là người DTTS. Đơn cử như mặt bằng dân trí của các DTTS nhìn chung còn thấp, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều khó khăn; địa bàn rộng lớn, phức tạp, chia cắt bởi nhiều sông, suối; nhiều người không biết chữ và tiếng phổ thông nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền ứng cử và bầu cử.

Bên cạnh đó, các ứng cử viên là người DTTS còn phải kèm theo nhiều cơ cấu như: ứng cử viên nữ, trẻ, là người ngoài Đảng. Đây cũng là khó khăn trong công tác triển khai vận động bầu cử cũng như đảm bảo mục tiêu có ít nhất 18% tổng số đại biểu QH là người DTTS.

Theo ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của QH, kết quả trúng cử phụ thuộc rất lớn vào quá trình chọn người ứng cử và quá trình vận động tranh cử. Do đó, để đạt được mục tiêu như dự kiến, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực, đồng thuận của các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác bầu cử, từ hiệp thương giới thiệu người ứng cử đến vận động tranh cử.

Nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng tiến hành hoạt động vận động tranh cử cho các ứng cử viên người DTTS, vừa qua, Hội đồng dân tộc của QH đã tổ chức lớp tập huấn kỹ năng vận động tranh cử cho 90 ứng cử viên đại biểu QH khóa 14 và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 là người dân tộc thiểu số ở 17 tỉnh phía Bắc.

“Nhiều ứng cử viên là dân tộc rất ít người, lại là ứng cử viên ở vùng sâu, vùng xa, cho nên lớp tập huấn lần này của Hội đồng dân tộc hướng tới mục tiêu giúp cho các ứng cử viên có thêm kinh nghiệm, có thêm kiến thức, kĩ năng, bản lĩnh, sự tự tin để tiến hành các vận động tranh cử cho mình tốt hơn”- ông  Nguyễn Lâm Thành cho biết.

Những lớp tập huấn như vậy rất cần thiết để đem lại cơ hội thành công cao hơn cho các ứng viên là người DTTS. Song về lâu dài, để tăng số lượng đại biểu người DTTS tham gia vào các cơ quan dân cử cũng như để quy tụ đầy đủ 54 thành phần dân tộc trong QH thì các cấp, các ngành cần có những hành động quyết liệt hơn nữa để quy hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS. Từ đó góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng, đưa miền núi, vùng đồng bào DTTS từng bước phát triển và tiến kịp miền xuôi.

“Số lượng người DTTS được giới thiệu ứng cử đại biểu QH do Ủy ban thường vụ QH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của QH, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu QH là người DTTS” (Khoản 2, Điều 8 Luật Bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND 2015 ).

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.