'Xẻ thịt' hồ chứa nước Sông Mây

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng chục ha đất khu vực lòng hồ và vùng bán ngập, vùng phụ cận của hồ chứa nước Sông Mây (tỉnh Đồng Nai) bị “xẻ thịt” biến thành nhà xưởng, khu dân cư và bị phân lô bán nền ồ ạt.

Theo “vết xe đổ” của lòng hồ Trị An, hồ chứa nước Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) có diện tích trên 300 ha, phục vụ tưới tiêu cho toàn lưu vực cũng đã bị xẻ thịt hàng chục năm qua. Diện tích lòng hồ thu hẹp, rừng tràm bảo vệ vùng bán ngập lòng hồ cũng đã bị đốn hạ, san lấp, để nhường chỗ cho các công trình trái phép mọc lên.

San lấp, “xẻ thịt” hồ, rao bán

45 năm trước, hồ Sông Mây nằm giữa 2 xã Bình Minh và Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, được người dân biết đến như một kiệt tác thiên nhiên ban tặng. Nhìn từ trên cao xuống, hồ như tấm gương khổng lồ, mặt hồ phẳng, nước trong soi tận đáy. Quanh hồ là những thảm rừng tràm được trồng để bảo vệ lòng hồ khỏi xói lở, cuồng nộ của thiên nhiên. Lòng hồ như túi nước mát lành, cung cấp nước sạch, tưới tiêu cho hạ du thoát khỏi những cơn khát.

Nhìn từ trên cao xuống, hồ như tấm gương khổng lồ, mặt hồ phẳng, nước trong soi tận đáy.

Nhìn từ trên cao xuống, hồ như tấm gương khổng lồ, mặt hồ phẳng, nước trong soi tận đáy.

Đầu nguồn hồ Sông Mây là thác Đá Hàn, vừa là điểm du lịch thiên nhiên hoang dã, vừa cấp nước và điều hoà thuỷ lợi cho hồ Sông Mây. Thế nhưng, hàng chục năm qua, tình trạng “xẻ thịt”, lấn chiếm, xây dựng trái phép đã biến khu vực bán ngập thành những khu dân cư, nhà xưởng, nơi tập kết kho bãi, hàng hóa.

Từ ngoài Quốc lộ 1 đi vào các tuyến đường nội bộ của xã Sông Mây, dọc các đường vào hồ như Sông Mây 1,2,3… đến đường Sông Mây 12, đâu đâu cũng thấy bảng bán đất. Rất nhiều lô đất giáp vùng bán ngập lòng hồ đều đã được xây dựng kiên cố, phân lô nền từ 100 – 150 m2/lô. Ngoài ra, nhiều khu còn rừng tràm được đóng cọc, rào lại và treo bảng bán đất.

Một trường hợp bao chiếm hành lang bảo vệ lòng hồ

Một trường hợp bao chiếm hành lang bảo vệ lòng hồ

Gọi vào số điện thoại được treo khắp các lô đất trên đường đi xuống lòng hồ, chúng tôi được "cò" đất chào giá từ 300 triệu đồng đến gần 2 tỷ đồng/lô, tuỳ diện tích và khu vực. Nhiều “cò” khẳng định, đất` đã được cấp “sổ đỏ”, “sổ hồng” đầy đủ.

Trong vai một người cần xây dựng nhà xưởng chứa phế liệu, với yêu cầu cần diện tích lớn, phải “bao” xây dựng, phải giáp lòng hồ để có thể xả thải, chúng tôi liên hệ với một số điện thoại niêm yết dọc đường Sông Mây 12. Đầu dây bên kia, một người tên L. "tiết lộ", “Trảng Bom đang bị thanh tra nên chưa thể xây dựng thuận lợi, tuy nhiên, nếu chịu mua đất giá cao hơn một chút, L. có để tính đường “bao” để xây được”.

Quản lý lỏng lẻo

Theo một báo cáo của cơ quan chức năng gửi Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Đồng Nai, hồ Sông Mây là công trình nhà nước được xây dựng năm 1978 với diện tích 352 ha, tại 3 xã Bắc Sơn, Bình Minh, Sông Trầu và thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom. Hồ có dung tích trữ 15 triệu khối nước để tưới tiêu cho 950 ha lúa Đông Xuân, 700 ha lúa Hè Thu, 600 ha lúa mùa của các xã thuộc huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu.

Rất nhiều trường hợp đào ao, lấn chiếm, làm hồ nuôi cá, với diện tích từ 700m2 đến 3500 m2, xây đường bê tông.... Nhiều trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần.

Rất nhiều trường hợp đào ao, lấn chiếm, làm hồ nuôi cá, với diện tích từ 700m2 đến 3500 m2, xây đường bê tông.... Nhiều trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần.

Do tầm quan trọng của hồ Sông Mây, nên năm 1999, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Đồng Nai quản lý (gọi tắt là Công ty Thuỷ lợi Đồng Nai), khai thác vận hành hồ. Sau khi giao đất, Công ty Thuỷ lợi Đồng Nai lập thủ tục đăng ký cấp quyền sử dụng đất công trình hồ Sông Mây là 350 ha (trong đó gần 301,3 ha có trên bản đồ và 49 ha là hành lang bảo vệ lòng hồ).

Vào các tuyến đường nội bộ của xã Sông Mây, dọc các đường vào hồ như Sông Mây 1,2,3… đến đường Sông Mây 12, dễ dàng thấy các bảng rao bán đất.

Vào các tuyến đường nội bộ của xã Sông Mây, dọc các đường vào hồ như Sông Mây 1,2,3… đến đường Sông Mây 12, dễ dàng thấy các bảng rao bán đất.

Đến năm 2015, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị tư vấn thiết kế đo đạc, khảo sát để xác định lại ranh giới, đường cao trình mực nước dâng gia cường, cao trình đập. Ngày 30/6/2015 Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai đã bàn giao ranh mốc ngoài thực địa cho Công ty Thuỷ lợi Đồng Nai và UBND 2 xã Sông Trầu, Bình Minh, thị trấn Trảng Bom. Tuy nhiên, sau đó, do nhiều lý do nên nhiều ranh mốc đã không còn. Năm 2017, UBND huyện Trảng Bom và Công ty Thuỷ lợi Đồng Nai phục hồi lại 25 mốc ranh hồ Sông Mây và giao cho các đơn vị, địa phương quản lý. Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng lỏng lẻo đã để tình trạng bao chiếm, xây dựng trái phép kéo dài tới nay chưa thể giải quyết.

Vi phạm nối tiếp vi phạm

Từ năm 2000 trở đi, đặc biệt suốt 10 năm qua, hồ Sông Mây ngày đêm bị bao chiếm, “xẻ thịt”, bán "vô tội vạ". Theo một số người dân, cao điểm bắt đầu từ năm 2020, hàng loạt các loại xe cơ giới hạng nặng ồ ạt tiến vào vùng bán ngập. Rừng tràm bảo vệ chống xói lở lòng hồ bị cưa hạ cây, san lấp trái phép. Đất bị chia lô xây dựng trái phép.

Phân lô bán nền ngay tại hành lang lòng hồ

Phân lô bán nền ngay tại hành lang lòng hồ

Theo một báo cáo mà chúng tôi tiếp cận được, chỉ từ năm 2003 đến 2021, cơ quan chức năng xác định cụ thể được hàng chục trường hợp "xẻ thịt" lòng hồ. Trong đó hộ ít nhất là vài trăm m2, hộ nhiều nhất gần 5000 m2.

Báo cáo gửi Công an huyện Trảng Bom, Phòng TNMT, UBND huyện phản ánh trường hợp ông N.T.Th. từ năm 2009 đến 2017 liên tục vi phạm. Ngày 18/3/2009, trường hợp này đã tác động vào lòng hồ, đào ao nằm trong vùng phụ cận giữa cao trình đập và cao trình nước dâng bình thường. Đến ngày 13/5/2013, ông Th. tiếp tục cho đổ đất vào khu vực lòng hồ với diện tích khoảng 600 m2. UBND huyện Trảng Bom đã có văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm. Nhưng đến ngày 5/3/2014 ông Th. tiếp tục dùng máy cơ giới đào ao, đặt ống thoát nước khu vực lòng hồ. Ngày 15/4/2016, ông Th. cho gia cố, đào bờ ao, đặt ống thoát nước, làm đường giao thông qua bên khu vực lấn chiếm trước đó. UBND xã Bình Minh đã lập biên bản. Tuy nhiên, ngày 11/1/2017, ông Th. tiếp tục đổ đất, đắp đường lấn chiếm hồ Sông Mây gần 200 m2.

Một trường hợp khác là ông Đ. (ngụ xã Bắc Sơn), ngày 24/5/2006, ông Đ đã cho dùng các phương tiện cơ giới ủi đất làm ao trong vùng phụ cận lòng hồ Sông Mây khoảng 4000 m2. Các cơ quan chức năng đã lập biên bản, gửi công văn cho UBND huyện Trảng Bom. Nhưng đến ngày 22/5/2013, ông Đ. tiếp tục cho dùng xe cuốc đào đất đắp lấn ra, dọc theo con suối Cầu 3 thuộc khu vực lòng hồ thêm 400 m2.

Ngoài ra, theo báo cáo, rất nhiều trường hợp đào ao, lấn chiếm, làm hồ nuôi cá, với diện tích từ 700 m2 đến 3500 m2, xây đường bê tông.... Nhiều trường hợp vi phạm, tái phạm nhiều lần.

Trong các năm 2006, 2021, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đồng Nai cũng tiến hành đánh giá tình hình vi phạm nghiêm trọng khu vực lòng hồ, xác định các công trình vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; đồng thời đề nghị các ngành chức năng quyết liệt giải quyết. Tuy nhiên, đến nay tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép khu vực hồ Sông Mây vẫn chưa giải quyết triệt để.

Có dấu hiệu lấn chiếm, phân lô

Theo các báo cáo gửi ngành chức năng tỉnh Đồng Nai, liên tục các năm từ 2020 đến nay, rất nhiều nhóm người chưa rõ danh tính, dùng xe ben chở đất tiến vào công trình thuỷ lợi Hồ chứa nước Sông Mây để san lấp trái phép. Trong đó nhiều nhất là các xã Bình Minh, Bắc Sơn (khoảng 2000 m2). Ngày 23/12/2020 cơ quan chức năng huyện Trảng Bom phát hiện một nhóm người có máy cuốc, xe ben chở đất đá ra vào liên tục để làm đường giao thông và có dấu hiệu phân lô. Cơ quan chức năng đã lập biên bản để xử lý.

Tới ngày 26/1/2021, Công an Đồng Nai cùng cơ quan chức năng phát hiện một đối tượng chưa rõ danh tính, dùng máy cuốc san lấp 5000m2 đất khu vực lòng hồ. Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương xuất hiện thì các đối tượng đều bỏ đi. Và từ đó tới nay, tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình hồ Sông Mây lên cấp báo động nguy hiểm.

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thông tin liên quan thực trạng trên.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.

Bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rạn san hô

Hoạt động thả phao khoanh vùng bảo vệ rạn san hô tại Vườn Quốc gia Cát Bà. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Vùng biển Việt Nam đang tập trung khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam. Tuy nhiên, các rạn san hô này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, thậm chí sẽ biến mất nếu không có giải pháp bảo tồn kịp thời và hiệu quả.